Cổ phiếu VCB cũng tăng lên 87.000 đồng/cp; cổ phiếu BID cũng cán mốc 42.200 đồng/cp với khối lượng giao dịch tăng vọt. . Chưa bao giờ nhóm cổ phiếu "Big 3" ngân hàng (VCB, BID và CTG) lại được các nhà đầu tư săn đón như vậy khi Nghị định 121/2020/NĐ-CP dọn đường cho nhóm ngân này tăng vốn điều lệ.

Áp lực bán mạnh, BID giảm 4%

BIDV là 1 trong ba ngân hàng nằm trong nhóm Big 3 niêm yết trên sàn

Sở dĩ nhóm cổ phiếu "Big 3" ngân hàng tăng mạnh là do Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, nhóm ngân hàng được thêm vào danh sách lĩnh vực cho phép đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, áp dụng với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ.

Điều chỉnh nói trên là cơ sở pháp lý để CTG, VCB và BID được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư nhằm tăng vốn điều lệ, nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR), qua đó có thêm dư địa mở rộng đà tăng trưởng trong những năm tới.

Được biết, HĐQT CTG vừa thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đối với phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế. Trước đó, ĐHĐCĐ 2020 của ngân hàng này đã thông qua kế hoạch năm nay chia toàn bộ lợi nhuận còn lại (sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định) bằng cổ phiếu hoặc để lại toàn bộ lợi nhuận còn lại để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính để tăng trưởng hoạt động kinh doanh.

CTG cổ phiếu nằm trong nhóm Big 3 hút dòng tiền mạnh nhất trong các phiên giao dịch gần đây
Quá trình tăng vốn điều lệ của CTG.

Nếu phương án tăng vốn của HĐQT CTG được cổ đông thông qua, thì các cổ đông của ngân hàng này sẽ nhận được khoản cổ tức bằng cổ phiếu "khổng lồ" bởi khoản cổ tức này được trả bằng lợi nhuận giữ lại của 3 năm 2017, 2018 và 2019.

Tính đến ngày 30/06/2020, cơ cấu cổ đông của CTG gồm NHNN nắm giữ nhiều nhất với 64,46%, ba cổ đông nước ngoài MUFG Bank. Ltd,  IFC Capitalization Fund và International Finance Corporation nắm lần lượt 19,73%, 3,35% và 1,64% vốn cổ phần. Công đoàn CTG nắm giữ 1,15%, còn gần 9,67% do các cổ đông khác nắm giữ.

Theo nhận định của Bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán SSI, lợi nhuận các ngân hàng trong qúy III/2020 sẽ có dấu hiệu khởi sắc. Có 8 trong 10 ngân hàng khảo sát được các chuyên gia SSI ước tính có lợi nhuận quý III tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngân hàng rục rịch báo lãi quý 3/2020

Một số ngân hàng mới đây đã hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, trong đó có nhà băng đã hoàn thành kế hoạch cả năm.

Tại BID, SSI ước tính thu nhập hoạt động trước dự phòng trong quý III/2020 ước đạt 8.440 tỉ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, khoản mục này đạt khoảng 23.160 tỉ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý III của BID ước đạt 2.400 tỉ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại CTG, tổng thu nhập hoạt động không đổi, chi phí hoạt động ước tính giảm 23,2% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ước tăng 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.240 tỉ đồng trong quí III/2020, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Với VCB, lợi nhuận trước thuế quý III/2020 ước tính đạt 5.100 tỉ đồng, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. SSI nhận định lợi nhuận trước thuế quý III của VCB giảm chủ yếu do chi phí dự phòng tăng mạnh 28,6%. Bên cạnh đó, thu nhập hoạt động (TOI) ước tính giảm nhẹ 1,4%, trong khi thu nhập hoạt động trước trích lập dự phòng (PP) ước tính giảm 6,4% xuống mức 7.300 tỉ đồng. 

Với nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong tăng vốn điều lệ, cộng với tăng trưởng kinh doanh vẫn tích cực bất chấp đại dịch, cổ phiếu nhóm "Big 3" ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục được các nhà đầu tư săn đón trong thời gian tới.