Được biết, nhà sáng lập Ficus chính là Đinh Anh Huân, đồng sáng lập thegioididong.com, chuỗi bán lẻ ứng dụng công nghệ lớn nhất Việt Nam đến hiện tại.

Đinh Anh Huân sinh tại Đà Lạt, Lâm Đồng là 1 trong 5 cổ đông sáng lập chính của thegioididong.com gồm các ông: Nguyễn Đức Tài, Trần Lê Quân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng.

Ông Đinh Anh Huân, đồng sáng lập thegioididong.com ông chủ của Ficus vừa được quỹ đầu tư của Jack Ma rót 50 triệu USD

Tại thời điểm thegioididong.com niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2004, Đinh Anh Huân là cổ đông sáng lập giữ cổ phần lớn nhất: 4,96% tương đương với 3.108.121 cổ phần lớn hơn cả chủ tịch Nguyễn Đức Tài chỉ với 1,93%. Tuy nhiên, ông đã bất ngờ bán hết số cổ phần của mình để thu về 700 tỷ đồng một con số rất lớn vào thời điểm đó và chính thức chia tay với thegioididong.com để chọn một lối rẽ khác.

Chia sẻ về quyết định này ông Huân cho biết: “Số tiền thu được từ bán cổ phiếu đã giúp tôi thực hiện được những mơ ước lớn, những điều làm tôi hạnh phúc.”

Sau khi rời thegioididong.com ông Huân sáng lập Seedcom. Tên gọi của công ty lấy cảm hứng từ Seed (hạt giống trong tiếng Anh). Quả thực, hàng loạt startup lớn trong những năm qua đã được Seedcom gieo mầm, chăm bẵm như Tiki, Pizza 4P’s, The Coffee House, Juno, Eva de Eva, Haravan, Giao Hàng Nhanh, Ahamove…

Hiện tại, Seedcom là công ty tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính gồm Seedcom F&B, Seedcom Fashion, Seedcom Food Distribution, Logistic, New Retail Solutions.

The Coffee House, một thương hiệu được quản lý bởi Seedcom do ông Đinh Anh Huân sáng lập

Về Ficus, ngoài ông Đinh Anh Huân còn có một cái tên khác ấn tượng không kém đó là ông Nguyễn Hoành Tiến – cựu Phó chủ tịch VNG – startup kỳ lân đầu tiên của Việt Nam.

Với những cái tên ấn tượng như vậy, không ngạc nhiên khi Ficus thu hút được lượng vốn đầu tư lớn. EWTP Capital – một quỹ trị giá 600 triệu USD được chống lưng bởi Alibaba và Ant Financial gần đây đã rót 50 triệu USD vào Ficus thông qua quỹ Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore.

Quỹ đầu tư mạo hiểm EWTP được sáng kiến bởi nhà sáng lập Alibaba là Jack Ma vào năm 2016. eWTP nhắm tới việc đẩy nhanh sự liên kết của những doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực giao thương kỹ thuật số xuyên biên giới, một dạng tổ chức WTO cho ngành thương mại điện tử.

Số cổ phần mà ông Đinh Anh Huân nắm giữ trước khi thegioididong IPO vào năm 2014 lớn nhất trong 5 cổ đông sáng lập

Những người nắm quyền lãnh đạo tại eWTP Capital dĩ nhiên cũng đều là những nhân viên kỳ cựu của Alibaba. Chủ tịch quỹ chính là Yongfu Yu – người sáng lập công ty trình duyệt internet di động UCWeb – sau này được mua lại bởi Alibaba với mức giá 3,8 tỷ USD.

Yu ban đầu kiên định rằng UCWeb không phải được xây để bán nhưng sau hàng loạt cuộc gặp với Jack Ma đã khiến thay đổi suy nghĩ của ông. "Chúng tôi chia sẻ cùng tầm nhìn và giấc mơ". Giám đốc tài chính eWTP hiện cũng là giám đốc tại Ficus là Dawei Jiang. Ông từng là cựu Giám đốc tài chính tại nền tảng Alipay thuộc Ant Group.

Hiện eWTP Capital và cả Ficus chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.

Tính tới cuối năm 2019, Ficus cũng kiểm soát trực tiếp và phần lớn hoạt động Scommerce - công ty sở hữu GHN Express, GHN Logistics và Ahamove.

Haravan – nhà cung cấp các giải pháp bán lẻ Omnichannel, Thương mại điện tử và Engagement Marketing cũng thuộc sở hữu của Ficus. Bản thân trên website của mình, Ficus cũng cho Haranvan vào danh sách các "khách hàng" của họ.

Hiện tại Ficus đang tập trung tại Việt Nam nhưng điều đó có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

Tuyên bố với truyền thông Ficus nói rằng nhắm tới việc "giúp các cửa hàng tạp hóa ở Singapore và Đông Nam Á". Công ty này cũng tự tuyên bố mình là "công ty dữ liệu" tập trung vào "bán lẻ mới".

Điều đó để thấy rằng logistics chiếm phần lớn hoạt động kinh doanh của Ficus vào năm 2019. Công ty này đạt doanh thu 176 triệu USD và thua lỗ 25 triệu USD trong năm 2019. Biên lợi nhuận gộp đạt 32%.