Giá thuê nhân công cực thấp: "Lợi thế so sánh thách thức" của quốc gia là gì?

Sáng nay đọc bài báo trên vneconomy mà không khỏi băn khoăn. Tăng trưởng bằng nhân công giá rẻ thì có gì đáng tự hào đâu, bởi khi pháp luật chưa hoàn thiện, các nghiệp đoàn chưa bảo vệ được người lao động, "lao động thu nhập thấp" thường đi cùng với việc phẩm giá bị coi thường, cơ hội học hỏi, tiếp cận tri thức mới bị hạn chế.

Lương công nhân 2021: Tất cả những thông tin mới

Câu hỏi là, mức thất nghiệp báo cáo thấp có 2,48%, vậy sao lương lại thấp?

- Là do công nghiệp hoá 2020 thất bại?

- Là do cách tính khác biệt?

Một xã hội được công nghiệp hoá thành công và lao động đạt đến gần mức toàn dụng (thất nghiệp rất thấp), thì thu nhập tiền lương của người lao động sẽ không thể thấp. Công nghiệp hoá cao thì qua đó tư bản nhanh chóng được tích luỹ dưới dạng lợi nhuận và tiền lương bởi thặng dư năng suất và tiết kiệm gia tăng, đồng thời các chính sách phúc lợi xã hội cũng được nâng lên…Hiện mức tiết kiệm trên GDP của Việt Nam hiện chỉ vào khoảng 25.38 % (World Bank, 2019); 24.8% (CEIC, 2020), là khá thấp so với mức tăng trưởng bình quân khá cao trên 6% một năm.

Có việc làm nhiều là một khái niệm chung chung, nhưng có việc làm cao trong ngành công nghiệp điện tử chẳng hạn, lại rất cụ thể. Cái này cần phải rõ ràng ra.

Theo báo chí, năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 2,48%, là rất thấp trong tình hình dịch bệnh, kinh tế suy thoái. Thành tích tự hào của 5 năm qua cả nước tạo việc làm mới cho hơn 8 triệu lao động; hơn 635.000 người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt 27% chỉ tiêu...Một nền kinh tế tự hào thất nghiệp thấp như vậy mà lương thấp, thì tự thân nó là một mâu thuẫn giữa phẩm tăng trưởng và phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội...

"Tăng trưởng bao trùm", "không bỏ ai lại phía sau"...là những khái niệm kinh tế chính trị học rất đúng. Nhưng, câu hỏi then chốt cho một chiến lược phát triển đột phá, có khả năng đưa Đất nước trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, là "Lợi thế so sách thách thức của quốc gia là gì?", thì vẫn chưa có những kiến giải rõ ràng...

"Lợi thế so sách thách thức", là khác với "lợi thế so sánh" thông thường và chung chung, như được truyền thông thường nhắc đến.

PS1:

Theo ILO (International Labour Organization), quy mô của lao động phi chính thức (lao động tự lo) của Việt Nam là khá lớn với trên 18 triệu người, chiếm 57,2 % tổng số lao động phi hộ nông nghiệp. Nếu tính cả lao động trong khu vực hộ nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm đến 78,6%. Cầu lao động chính thức nhiều hơn cung thì gía nhân công rẻ, giới chủ có điều kiện ép lương người lao động xuống thấp là ở chỗ này.

PS2:

China domestic savings/GDP: 44.2%; Singapore: 45.8%; Malaysia: 28%, Thailand: 32%; Indonesia: 32%...

PS3:

Lợi thế so sánh thách thức - CAD (Competitive Advantage Defying), là những lợi thế cạnh tranh của quốc gia nhằm giúp một quốc gia tăng tốc, bứt phá vượt trên khỏi những lợi thế so sánh tuân thủ để có tiến nhanh lên thịnh vượng trong một thời gian ngắn. Việc trở thành công xưởng của thế giới (nhân công giá rẻ) thay thế một phần China là hướng đến lợi thế so sánh tuân thủ, không dựa trên những lợi thế cạnh tranh độc đáo, có sức bứt phá.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT)

FB Đỗ Cao Bảo

Link nội dung: https://cafebusiness.vn/gia-thue-nhan-cong-cuc-thap-loi-the-so-sanh-thach-thuc-cua-quoc-gia-la-gi-20680.html