Định giá trái phiếu

Một nhà đầu tư hỏi "em được chào lô trái phiếu Công ty X với mức giá mới mà có lợi tức 14% là đắt hay rẻ?"

Tìm hiểu định giá trái phiếu với 3 công thức tính lãi suất cực chuẩnVNDIRECTTrước tiên nhà đầu tư nên nắm được thông tin về lô trái phiếu đó: do doanh nghiệp nào phát hành, kỳ hạn thanh toán lãi và gốc của lô trái phiếu này và lãi suất danh nghĩa (dùng để tính ra số tiền lãi mà trái chủ nhận được trên giá trị mệnh giá của trái phiếu) là bao nhiêu.

Qua trao đổi, lô trái phiếu này có giá trị gốc/ tổng mệnh giá 10 tỷ VNĐ, lãi suất danh nghĩa là 9%, kỳ hạn còn lại khoảng 3 năm và kỳ hạn thanh toán lãi 3 tháng/ lần vào cuối kỳ. Dựa trên giá trị dòng tiền mới và chiết khấu theo tỷ lệ 14% thì mức giá mà NDT chào bán là 9,3 tỷ, tức là bên bán cắt lỗ 7%. Công thức tính toán thì rất đơn giản với dân tài chính nhưng có lẽ với nhà đầu tư không trong ngành tài chính khó có thể tính toán được chính xác, chưa nói đến các điều kiện và điều khoản cụ thể của trái phiếu có thể được dùng để tính toán định giá trái phiếu.

Hiện chưa có sàn giao dịch trái phiếu chính thức và tập trung và không biết mức xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đó nên rất khó để có thể xác định mức lợi tức 14% này là đắt hay rẻ. Định giá một sản phẩm có thu nhập cố định như trái phiếu doanh nghiệp là đòi hỏi phải xác định được các yếu tố rủi ro. Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp cụ thể bao gồm: rủi ro tín dụng (hay còn gọi là rủi ro vỡ nợ); rủi ro lãi suất, rủi ro kinh tế, rủi ro thanh khoản và các yếu tố rủi ro khác mang tính sự kiện như các vụ việc đã xảy ra gần đây.

Rủi ro tín dụng thông thường được dựa trên mức xếp hạng tín nhiệm (bởi các đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập hoặc bởi chính định chế tín dụng - đầu tư). Nếu một tổ chức phát hành có mức rủi ro tăng lên thì nhà đầu tư sẽ yêu cầu họ phải trả lãi suất cao hơn hoặc khi trái phiếu đó đã được niêm yết giao dịch trên sàn thì mức lợi tức sẽ phản ánh giá mới tùy theo rủi ro của tổ chức phát hành và lô trái phiếu đó.

Trong khi các nền tảng thị trường chưa hình thành đầy đủ thì cách mà thị trường đang áp dụng là đưa ra một mức chiết khấu (hay còn gọi là haircut) do nhu cầu thanh khoản và chiến lược đầu tư/ phân bổ tài sản của bên chào bán và sự tìm hiểu/ đánh giá/ chấp thuận của bên mua, thông qua đội ngũ tư vấn tài chính.

Trái phiếu cũng như mọi sản phẩm tài chính, cuối cùng thì thì thị trường cũng dần hình thành, thay vì một đường cong lãi suất giao động 9-11% như 2-3 năm trước đây với bất kỳ doanh nghiệp phát hành nào (xem Hình minh họa phía sau trong tài liệu hội thảo "Trái phiếu Doanh nghiệp: Cân bằng giữa Lợi nhuận và Rủi ro" của FiinRatings vào ngày 18/11/2021: https://fiingroup.vn/NewsInsights/Detail/10102566?lang=vi-vn).

Happy Investing!

Định giá trái phiếu

Nguyễn Quang Thuân (CHAIR & CEO tại FiinGroup JSC)

Link nội dung: https://cafebusiness.vn/dinh-gia-trai-phieu-21315.html