Bạn đang tìm [Top 99+] hình ảnh bụng bầu qua từng tháng hãy để Cafe Business gợi ý cho bạn qua bài viết [Top 99+] hình ảnh bụng bầu qua từng tháng [mới nhất 2023] nhé.
Bỏ túi ngay cách chữa ốm nghén buổi tối cho mẹ bầu
nghe bài viết
Tác giả Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản – Phụ khoa · Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
Ngày cập nhật: 20/05/2022
Ốm nghén vào buổi tối là hiện tượng sinh lý khá phổ biến mà nhiều bà bầu có thể gặp phải trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Có cách nào chữa ốm nghén hiệu quả không? Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
Chắc hẳn thuật ngữ ốm nghén đã quá quen thuộc với chúng ta và mặc định nó chỉ diễn ra vào buổi sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ốm nghén là triệu chứng bình thường khi mang thai, có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm.
Nhiều bà bầu rơi vào tình trạng buồn nôn, mệt mỏi và thiếu sức sống. Để khắc phục tình trạng này, Hello Bacsi chia sẻ với bạn cách chữa ốm nghén vào buổi tối đơn giản mà hiệu quả sau đây.
Đang tải
Bài kiểm tra…
Bạn bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai?
[Tiến sĩ. Lê Văn Thuận](https://hellobacsi.com/expert/le-van-thuan/)
- Khảo Sát Thiếu Máu Thiếu Sắt Khi Mang Thai bao gồm 7 mục. Mỗi mục có 2 tùy chọn để lựa chọn. * Bạn chỉ được chọn 1 câu trả lời cho mỗi mục. Việc trả lời 7 câu hỏi này sẽ phần nào giúp bạn xác định được mức độ thiếu máu của mình khi mang thai.
KIỂM TRA NGAY!
Đi tìm nguyên nhân bà bầu ốm nghén về đêm
Wie oben erwähnt, hängt das Auftreten von morgendlicher Übelkeit vom Gesundheitszustand jeder Person und einer Reihe weiterer Einflussfaktoren ab.
Theo các chuyên gia, ốm nghén vào buổi tối có thể là do sự thay đổi đột ngột của hormone gonadotropin được giải phóng ồ ạt từ nhau thai trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi mà cơ thể mẹ vẫn chưa kịp thích nghi với sự hiện diện của thai nhi.
Bên cạnh đó, 2 hormone thai kỳ khác là estrogen và progesterone tăng cao khiến khứu giác của bạn trở nên nhạy cảm với một số mùi hương nào đấy. Hơn nữa, việc tiêu thụ thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ cũng dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu gây nôn nghén vào ban đêm. Tình trạng căng thẳng quá mức, thói quen sinh hoạt không điều độ cũng góp phần làm tăng cảm giác buồn nôn vào thời điểm này.
13 cách chữa ốm nghén vào buổi tối xua tan cảm giác khó chịu cho mẹ bầu
Cơn buồn nôn về đêm không những cản trở sinh hoạt mà còn khiến mẹ bầu bị mất ngủ, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Để thoát khỏi những phiền toái này, bạn có thể thử những biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:
1. Điều chỉnh lại tư thế ngủ
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân chính yếu gây nên chứng nôn nghén về đêm. Do vậy, để ngon giấc hơn, tư thế ngủ thích hợp cho bạn nhất là nằm nghiêng sang bên trái, đầu gối hơi cong. Mẹ bầu có thể sắm thêm một chiếc gối ôm kẹp giữa hai gối cho thoải mái.
2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Trong trường hợp này, lời khuyên là bạn nên ăn thường xuyên nhưng với khẩu phần vừa phải. Bởi lẽ, đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh được cảm giác bị đói hoặc quá no. Cứ mỗi sau 2 hoặc 3 giờ, bạn nên có một bữa ăn nhẹ. Những thực phẩm lựa chọn phải thỏa tiêu chí an toàn cho thai kỳ và đảm bảo cân đối dinh dưỡng.
Bạn có thể chuẩn bị một vài miếng bánh quy hoặc trái cây khô để nhấm nháp trong trường hợp bị đánh thức giữa đêm bởi cơn nghén. Nhiều mẹ bầu chia sẻ thêm việc tiêu thụ hạt thì là sau bữa ăn hoặc khi có cảm giác buồn nôn rất có lợi, vì giúp tiêu hóa tốt.
3. Tránh xa các thực phẩm cay nóng
Những loại thức ăn chiên rán, nhiều đường và dầu mỡ khá khó tiêu và có thể khiến tình trạng đầy hơi, trào ngược thêm nghiêm trọng. Mẹ bầu nếu bị ốm nghén vào buổi tối nên tránh xa chúng càng nhiều càng tốt. Thay vào đó, bạn nên có những lựa chọn lành mạnh hơn như dùng sữa, rau quả hoặc các loại trái cây…
4. Uống nhiều nước
Việc bổ sung đầy đủ chất lỏng là cách chữa ốm nghén cực đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ, vấn đề mất nước vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của tình trạng buồn nôn xảy ra trong thai kỳ. Chính vì thế, bạn nên giữ bên mình một chai nước nhỏ để có thể uống bất cứ lúc nào giúp cơ thể luôn được bù nước đầy đủ. Bật mí là việc nhâm nhi nước táo ép vào cữ tối sẽ giúp lượng đường huyết luôn ổn định.
5. Tránh xa những mùi mạnh
Sự nhạy cảm về khứu giác khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu dễ bị kích ứng với mùi thức ăn, hóa chất, mỹ phẩm… Nếu gặp tình huống như vậy, tốt nhất bạn nên giảm bớt gia vị khi nấu nướng, đảm bảo nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trường hợp trong nhà bất ngờ có mùi khó chịu khiến bạn thấy buồn nôn, hãy lập tức mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió ngay.
6. Phương pháp kích thích huyệt đạo
Bạn có thể đeo thử một chiếc vòng tay y khoa chuyên dụng nhỏ, ôm khít cổ tay, để tạo áp lực lên một điểm huyệt nằm ở cổ tay (bàn tay ngửa) giúp chống nôn hiệu quả.
7. Sử dụng gừng
Cách chữa ốm nghén bằng gừng đã có từ bao đời nay và khá phổ biến. Theo các y văn ngày xưa, gừng được xem như “phương thuốc” tự nhiên để điều trị các triệu chứng như buồn nôn, ho, cảm lạnh và đau nửa đầu.
Mỗi khi có cảm giác buồn nôn, mẹ bầu hãy ngậm một lát gừng tươi trong khoảng vài phút sẽ thấy có kết quả ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà gừng để giảm triệu chứng ốm nghén.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều cả gừng tươi hay trà vì sẽ dẫn đến hiện tượng co thắt tử cung rất nguy hiểm. Việc dùng gừng liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây mỏng thành mạch máu nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý vấn đề này.
8. Thử áp dụng liệu pháp mùi hương
Liệu pháp mùi hương có từ thời Ai Cập cổ đại, chủ yếu sử dụng tinh dầu thiên nhiên để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Theo đó, các loại tinh dầu như hoa oải hương hoặc bạc hà sẽ mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu, xua tan cơn buồn nôn hiệu quả.
Để áp dụng, bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên cổ tay hoặc khăn để ngửi. Ngoài cách này ra, bạn có thể dùng nến thơm cũng cho hiệu quả tương tự.
9. Thực hiện theo chế độ ăn BRAT (Bananas, Rice, Applesauce, Toast)
BRAT là viết tắt của các từ tiếng Anh bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Ban đầu, chế độ ăn này được khuyến cáo dành riêng cho người gặp vấn đề rối loạn dạ dày hoặc tiêu chảy. Sau đó, người ta phát hiện BRAT cũng có thể áp dụng như một cách chữa ốm nghén hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn hãy ngừng chế độ ăn này ngay khi chứng buồn nôn được kiểm soát tốt. Bởi lẽ, BRAT không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.
10. Tránh lao lực
Làm việc quá sức khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và căng thẳng, điều này sẽ dễ dàng dẫn đến cơn ốm nghén vào buổi tối. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên ưu tiên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cắt giảm các công việc nặng nhọc, tham gia các buổi tập yoga cho bà bầu hoặc dạo bộ để tăng cường lưu thông khí huyết…
11. Dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin B6 và B12
Đây là hai trong số những vitamin có tác dụng giảm nôn nghén và giúp mẹ bầu sớm “thoát” khỏi các triệu chứng khó chịu của thai kỳ. Để “nạp” vitamin B6 và B12 vào cơ thể, bạn nên tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm bao gồm: chuối, cà rốt, cá, gà, cải bó xôi, hành tây, đậu phụ, trứng…
12. Thực hiện các bài tập hít thở
Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, mẹ bầu nên hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Bạn dùng tay bịt mũi bên phải rồi tiếp tục thở nhẹ nhàng và lặp lại với mũi bên trái, chắc chắn cảm giác nôn nghén khó chịu sẽ được “cuốn trôi” theo từng nhịp thở.
14. Thuốc chống ốm nghén
Nếu tình trạng ốm nghén nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nghén, chống nôn cho bạn uống vào buổi tối hoặc cả sáng và tối tùy mức độ. Bạn không cần quá lo lắng khi sử dụng thuốc vì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ.
Mẹ bầu ốm nghén vào buổi tối cần đi khám khi nào?
Mặc dù vấn đề này có thể kiểm soát tốt bằng những cách chữa ốm nghén được gợi ý bên trên. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây:
- Cơn buồn nôn kéo dài liên tục
- Thường xuyên nôn mửa sau khi dùng một số loại thức ăn lỏng hoặc thực phẩm nhất định. Đó có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng dạ dày
- Đi tiểu ít
- Nôn ra máu
- Cảm thấy chóng mặt (do huyết áp thấp hoặc một số tình trạng khác)
Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi đã thử mọi biện pháp khắc phục tại nhà, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để có phương án can thiệp kịp thời.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
Bạn có thể bị ốm ban đêm?
https://www.healthline.com/health/pregnancy/morning-sickness-at-night
Ngày truy cập 23/06/2020
7 điều tôi ước mình đã biết về chứng ốm nghén
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/things-no-one-tells-you-about-morning-sickness/
Ngày truy cập 23/06/2020
Ốm nghén vào ban đêm – Nguyên nhân và mẹo để kiểm soát nó
https://parenting.firstcry.com/articles/morning-sickness-at-night-causes-and-tips-to-manage-it/
Ngày truy cập 23/06/2020
- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Thai kỳ
Thai kỳ
Hình ảnh bụng bầu qua các tuần và những lưu ý quan trọng
Thúy Anh
31/12/20223 phút đọc
NHẬN CẬP NHẬT
Mục lục bài viết
- 1 Kích thước bụng bầu qua các tuần và sự thay đổi trên cơ thể mẹ
- 2 Hình dáng và kích thước bụng bầu qua các tuần thay đổi dựa vào đâu?
- 3 Các kiểu bụng bầu ở thai phụ
- 4 Kích thước vòng bụng bất thường – Mẹ chớ chủ quan
- 5 Hình dáng bụng bầu có liên quan đến giới tính thai nhi?
Hình ảnh bụng bầu qua các tuần sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Mẹ cần lưu ý số đo, kích thước cũng như hình dáng bụng bầu để từ đó hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi.
GIÚP CON GIỎI TIẾNG ANH NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM
Phụ huynh đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên
*Vui lòng kiểm tra lại SĐT
Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt Ba mẹ muốn giúp con
*Bạn chưa chọn mục nào!
ĐĂNG KÝ MUA MONKEY
Kích thước bụng bầu qua các tuần và sự thay đổi trên cơ thể mẹ
Kích thước bụng bầu qua các tuần của mỗi thai phụ dù cùng thời điểm nhưng chưa chắc đã giống nhau. Nhưng nhìn chung, kích thước vòng bụng của bà bầu qua các tuần sẽ như sau:
Từ tuần 4 đến tuần 7
Hình ảnh bụng bầu 1 tuần đến 4 tuần đầu của thai kỳ thường không có nhiều thay đổi về hình dáng. Lúc này, thai nhi chỉ mới hình thành, kích thước chỉ khoảng 0,6cm, giống như một giọt máu nhỏ.
Trong giai đoạn này, rất khó để nhận biết được phụ nữ đang mang thai nếu chỉ nhìn từ bên ngoài. Mẹ chỉ biết mình đã có bầu nhờ vào dấu hiệu sớm nhất là trễ kinh.
Bụng mẹ bầu tuần thứ 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 5. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 6 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 7 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 8 đến tuần 11
Không ít phụ nữ mới mang thai lần đầu thắc mắc: bầu 8 tuần bụng to chưa? Hầu hết phụ nữ mang thai đều có bụng bầu qua các tuần thứ 8 đến 11 của thai kỳ chưa lộ rõ, chỉ nhỉnh hơn một chút và gần như không có sự thay đổi. Lúc này, em bé mới chỉ dài khoảng 2,5cm, kích thước tương đương với một quả nho mỹ.
Cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2 bị mệt mỏi do các triệu chứng của cơn ốm nghén như chóng mặt, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn… Nhưng bù lại, mẹ sẽ rất vui vì đã nghe được nhịp tim của con qua siêu âm.
Hình ảnh bụng bầu 8 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 9 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 10 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 11 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 12 đến tuần 15
Hình ảnh bụng bầu qua các tuần 12 đến 15 của thai kỳ đã to hơn một chút ở phần dưới. Kích thước em bé lúc này khoảng 10cm, giống với một quả táo. Giai đoạn này, thai nhi được hình thành đầy đủ và đang dần cứng cáp.
Cơ thể của mẹ tiếp tục phải chịu đựng những cơn ốm nghén ngày một nặng nề hơn. Thậm chí, có thai phụ không thể dậy khỏi giường và chỉ cần ngửi thấy mùi cơm nóng, mùi tanh của cá, mùi nước xả vải… là cơn buồn nôn đã kéo đến.
Hình ảnh bụng bầu 12 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 13 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 14 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 15 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 16 đến tuần 19
Hình ảnh bụng bầu qua từng tuần thứ 16 đến 19 có thể bắt đầu to lên trông thấy. Kích thước của thai nhi lúc này khoảng 15cm đến 24cm, to bằng quả bơ lớn.
Mẹ bầu bắt đầu đã cảm nhận khá rõ vùng bụng nhô lên một chút ở bên dưới rốn khoảng 4,5cm, siêu âm sẽ thấy hình ảnh em bé đã nhỉnh hơn rất nhiều.
Hình ảnh bụng bầu 16 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 17 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 18 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 19 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 20 đến tuần 23
Bụng bầu qua các tuần 20 đến 23 của thai kỳ bắt đầu lộ rõ và có thể thấy được hình dáng cao, thấp hoặc nhô về phía trước. Em bé có kích thước khoảng 25,4cm, tương đương một quả chuối.
Mẹ sẽ rất xúc động khi lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con. Thai nhi lúc này đã phát triển như một bản thu nhỏ của em bé sơ sinh. Vì thế, khi đi siêu âm mẹ có thể thấy hình ảnh của bé với các đường nét trên khuôn mặt khá rõ.
Hình ảnh bụng bầu 20 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 21 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 22 tuần. . (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 23 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 24 đến tuần 27
Bụng mẹ bầu qua các tuần từ 24 đến 27 sẽ to lên gấp đôi. Kích thước của em bé đã dài khoảng 30cm, tương đương với quả dưa gang nhỏ. Cơ thể bé phát triển khá đầy đủ các chức năng, nhất là có thể nghe, phản hồi lại những âm thanh từ bên ngoài và cảm nhận được bàn tay mẹ khi chạm vào bụng.
Mẹ sẽ rất vui vì những lời mình nói thai nhi đều có thể nghe được. Mẹ có thể giao tiếp với con, tạo thói quen nói chuyện với bé mỗi tối.
Bụng mẹ bầu tuần thứ 24. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 25 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 26 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh bụng bầu 27 tuần. . (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 28 đến tuần 31
Giai đoạn này, em bé bắt đầu phát triển chậm lại. Vì vậy, số đo bụng mẹ bầu qua các tuần 28 đến 31 thai kỳ chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng. Kích thước của con lúc này khoảng 35,5cm, tương đương với trái bí xanh.
Cơ thể bà bầu có thể xuất hiện những vết rạn da và chịu những cơn đau do cử động ngày càng nhiều và mạnh của bé. Trong thời gian này, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bụng mẹ bầu tuần thứ 28. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 29. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 30. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 31. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 32 đến tuần 35
Số đo vòng bụng mẹ bầu qua các tuần trong tháng thứ 8 của thai kỳ có thể trông to hơn một chút nhưng không đáng kể. Kích thước em bé khoảng 45,7cm và tập trung phát triển về cân nặng.
Tử cung của mẹ đối với bé lúc này khá chật chội khiến con di chuyển nhiều hơn. Thai phụ cảm nhận rất rõ sự chuyển động của thiên thần nhỏ. Ngoài cảm giác nặng nề của bụng bầu, bạn còn thấy sữa non đã bắt đầu về để sẵn sàng làm mẹ.
Bụng mẹ bầu tuần thứ 32. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 33. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 34. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 35. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Từ tuần 36 đến tuần 40
Hình ảnh bụng bầu qua từng tuần trải qua rất nhiều sự thay đổi. Đến tháng thứ 9 của thai kỳ, bụng mẹ bầu đã đạt đến ngưỡng lớn nhất và sẵn sàng cho cơn chuyển dạ. Kích thước của con có thể đạt từ 45 – 73cm, cân nặng vào khoảng từ 2,8 đến hơn 3kg.
Trong những tuần này, nhất là tuần 39, mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào nên chị em cần chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng cho việc đi sinh.
Bụng mẹ bầu tuần thứ 36. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 37. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 38. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 39. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng mẹ bầu tuần thứ 40. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình dáng và kích thước bụng bầu qua các tuần thay đổi dựa vào đâu?
Hình dáng và kích thước của bụng bầu qua các tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Số lần mang thai
Nếu chưa trải qua sinh nở lần nào, cơ bụng của phụ nữ vẫn còn săn chắc vì chưa từng bị kéo dãn do thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai con đầu lòng thường có bụng bầu qua các tuần nhỏ hơn và có thể nhô về phía trước.
Sau mỗi lần sinh, hệ cơ dễ bị chảy xệ khiến vòng bụng của chị em lớn hơn trước. Trong lần mang thai tiếp theo bụng bầu sẽ tăng kích thước nhiều hơn và lộ rõ nhanh hơn.
Nước ối
Trong suốt thai kỳ, lượng nước ối sẽ thay đổi thường xuyên. Giai đoạn đầu mang thai, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể mẹ bầu sản sinh lượng nước ối lớn và ít hơn vào tam cá nguyệt thứ 3.
Thể tích nước ối thường ở mức 50ml khi thai nhi được 4 đến 8 tuần tuổi và 1000ml ở tuần 38. Điều này đã khiến kích thước bụng bầu qua các tuần cũng thay đổi đáng kể và có thể ảnh hưởng bụng to hay nhỏ.
Nước ối tăng cũng khiến bụng mẹ bầu qua các tuần to hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tư thế thai nhi
Kích thước và hình dáng của bụng mẹ bầu qua các tuần có sự thay đổi một phần do tư thế của thai nhi như nằm ngang, quay đầu, hoặc di chuyển thay đổi thường xuyên quanh bụng mẹ.
Nếu phần đầu của bé di chuyển xuống vùng chậu, bụng mẹ sẽ nhô nhiều hơn về phía trước; Khi em bé nằm ngang bụng bầu trông sẽ lớn và to hơn; trường hợp thai nhi chuyển đầu về ngôi thuận nhưng lưng vẫn di chuyển từ bên này sang bên kia thành bụng sẽ làm kích thước bụng bầu có sự thay đổi.
Kích thước thai nhi
Kích thước thai nhi ảnh hưởng rất lớn đến số đo bụng bầu qua các tuần của thai phụ, thường là tỉ lệ thuận. Khi em bé lớn thêm, kích thước bụng bầu cũng tăng lên. Nhưng cũng có trường hợp bé phát triển nhiều về kích thước và cân nặng nhưng bụng mẹ bầu không lớn thêm nhiều và ngược lại.
Kích thước thai nhi cũng ảnh hưởng đến số đo vòng bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cơ địa và chiều cao của thai phụ
Phụ nữ càng cao và lưng dài thì thể tích bụng càng lớn, khiến bụng bầu trông nhỏ hơn và nhô cao chứ không nhô về phía trước. Nếu mẹ thấp thì bụng sẽ nhô ra ngoài thay vì cao.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có bụng nhỏ hơn nếu cơ vùng bụng không bị nhão và chảy xệ. Bố mẹ có chiều cao khiêm tốn, thai nhi sẽ nhỏ hơn và kích thước bụng bầu cũng nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, nhiều thai phụ có cơ địa vùng bụng nhiều mỡ nhưng khi có thai bụng cũng không lộ rõ.
Cơ địa và chiều cao, cân nặng của thai phụ ảnh hưởng đến kích thước bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Như vậy, kích thước và hình dáng bụng mẹ bầu qua các tuần không có bất kỳ một quy chuẩn nào cả. Nếu không có gì bất thường thì bà bầu không nên suy nghĩ tại sao bụng bầu mình nhỏ hơn của mẹ khác. Cách tốt nhất là giữ tinh thần thoải mái và thăm khám bác sĩ thường xuyên.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Phương pháp giúp nuôi dạy trẻ 2 tuổi tự lập như người Nhật mà ba mẹ nào cũng nên biết
Bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có sao không? Cách duy trì cân nặng đúng tiêu chuẩn
Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao và nguy hiểm thế nào mẹ bầu đã biết?
Các kiểu bụng bầu ở thai phụ
Khi bụng bầu đã lộ rõ, mẹ bầu có thể nhận biết hình dáng bụng của mình thuộc vào trường hợp nào. Đó có thể là một trong những kiểu sau đây:
Bụng nhỏ
Thông thường, kích thước bụng các mẹ bầu sẽ tăng khoảng 1cm mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu cơ bụng của mẹ khỏe và săn chắc sẽ ngăn tử cung nhô ra phía trước, làm bụng có xu hướng trông nhỏ hơn so với các thai phụ khác.
Đôi khi, bụng nhỏ không phải chỉ do cơ địa người mang thai mà có thể do thiếu ối hoặc ít nước ối. Chị em hãy đi khám bác sĩ để biết chắc mọi thứ vẫn ổn đối với thai nhi.
Bụng to
Phụ nữ mang thai con thứ hai trở đi bụng cũng sẽ to hơn người mang thai lần đầu. Ngoài ra, vị trí của thai nhi và hiện tượng đa ối – lượng nước ối nhiều hơn mức bình thường cũng là nguyên nhân làm bụng mẹ bầu to.
Khi nào bụng bầu to hơn so với quy chuẩn? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng cao
Cũng giống như kiểu bụng nhỏ, nếu bà bầu có cơ bụng không chảy xệ thì em bé sẽ không nhô về phía trước mà nằm nhô lên trên khiến bụng mẹ cao. Bên cạnh đó, Trong 2/3 thời kỳ đầu của thai kỳ, thai nhi thường có xu hướng nằm nhô lên cao.
Bụng thấp
Nếu mẹ bầu có kiểu bụng thấp có thể do đây không phải là lần đầu mẹ mang thai, cơ bụng đã bị kéo giãn hơn, không còn săn chắc như lần đầu. Cũng có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh do em bé quay đầu về ngôi thuận sát vùng chậu.
Bụng rộng
Phụ nữ mang thai bụng rộng có thể do thai nhi nằm ở vị trí ngôi ngang. Dáng nằm này không gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ chỉ cần con quay đầu xuống cổ tử cung khi chuyển dạ là được. Đôi khi, mẹ bầu bị thừa cân cũng có thể khiến bụng rộng.
Xem thêm:
- Mẹ bầu 30 tuần mệt mỏi: Nên và không nên làm gì?
- Bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có sao không? Cách ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi
- 14 cách trị ho cho bà bầu tháng cuối tại nhà an toàn và hiệu quả
Kích thước vòng bụng bất thường – Mẹ chớ chủ quan
Nhìn chung bụng bầu qua các tuần của thai phụ sẽ có kích thước khác nhau và không có một chuẩn chung nào cho sự gia tăng số đo của nó. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp độ lớn bụng bầu là dấu hiệu cho sự bất ổn về sức khỏe của mẹ và bé.
Bụng bầu lớn bất thường
Nếu kích thước bụng bầu lớn bất thường thì có thể là dấu hiệu của tình trạng tiểu đường thai kỳ, thừa cân, béo phì hoặc đa ối. Trường hợp nghi ngờ, thai phụ cần thăm khám và làm các xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.
Để tránh tình trạng trên, bà bầu nên ăn uống hợp lý, khoa học, ăn nhiều chất xơ và hạn chế đồ ngọt, thực phẩm nhiều chất béo, vừa giúp bé yêu tăng trưởng từ từ, số đo bụng cũng sẽ được kiểm soát tốt.
Bụng bầu lớn bất thường có ảnh hưởng gì không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bụng bầu nhỏ bất thường
Mẹ bầu thiếu ối có thể làm bụng nhỏ bất thường so với tuổi thai. Ngoài ra, cao huyết áp cũng là nguyên nhân của tình trạng này bởi nó làm mẹ dễ tắc nghẽn mạch máu, khiến lượng oxy truyền đến thai nhi thấp nên em bé sẽ kém phát triển.
Phụ nữ mang thai nhưng bụng bầu nhỏ bất thường, cần đi siêu âm, chẩn đoán chính xác thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Bác sĩ sẽ cho biết chính xác kết quả và đưa ra lời khuyên hợp lý.
Hình dáng bụng bầu có liên quan đến giới tính thai nhi?
Kinh nghiệm dân gian cho rằng nhìn hình dáng bụng bầu qua các tuần có thể đoán trai hay gái. Theo đó, nếu mẹ bầu có bụng thấp và nhô về phía trước là dấu hiệu sinh con trai; Nếu bụng bầu có xu hướng cao lên và mở rộng sang hai bên hông thì sẽ sinh con gái.
Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều trên là đúng. Thực tế cho thấy rằng, hình dáng và kích thước bụng bầu qua các tuầnkhông liên quan đến giới tính thai nhi. Các yếu tố như số lần mẹ mang thai, cơ địa và chiều cao của mẹ, tư thế thai nhi… sẽ quyết định bụng bà bầu cao, thấp, to hay rộng.
Hình dáng bụng bầu có liên quan đến giới tính thai nhi? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hoffentlich hat Ihnen der Artikel im Laufe der Wochen die detailliertesten Informationen über den schwangeren Bauch gegeben . Seien Sie optimistisch, ernähren Sie sich nährstoffreich und lassen Sie sich regelmäßig vor der Geburt untersuchen, damit sich das Baby normal entwickelt und gesund ist.
Wenn Eltern noch weitere Fragen haben, besuchen Sie bitte schnell die Website Monkey.edu.vn , um Antworten zu erhalten. Hier aktualisieren wir regelmäßig Artikel zum Wissensaustausch in Bezug auf Gesundheit, Ernährung, Elternschaft und Kindererziehung. Um kein nützliches Wissen zu verpassen, klicken Sie bitte auf die Schaltfläche „Updates erhalten“ oberhalb dieses Artikels.
Nicht nur das, Monkey bietet auch Früherziehungsanwendungen an, die Mathe-Vietnamesisch-Englisch für Kinder im Alter von 0-10 Jahren unterrichten, einschließlich: Monkey Junior , Monkey Stories , Monkey Math und VMonkey . Alle diese Anwendungen werden von Experten hoch geschätzt und mit vielen renommierten Preisen ausgezeichnet. Insbesondere die Lernsoftware von Monkey genießt auch das Vertrauen und die Wahl von Millionen von Eltern auf der ganzen Welt.
Unterdessen sind gesunde, intelligente, gute Kinder in Denken und Sprache das, was sich alle Eltern wünschen. Um Kindern zu helfen, sich so umfassend zu entwickeln, ist die Monkey-Anwendung die erste Wahl, die Eltern nicht ignorieren sollten.
Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey – Giải pháp số 1 giúp bé tư duy và nói tốt hơn. |
người giới thiệu
Ảnh bụng bầu – Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022
https://www.babycenter.com/pregnancy/hear-from-moms/pregnancy-bellies-gallery_5226255
Các giai đoạn bụng bầu: Kích thước, Hình dạng và Nội dung – Truy xuất ngày 10 tháng 6 năm 2022
https://www.mustelausa.com/blogs/mustela-mag/pregnant-belly-stages-size-shape-and-what-to-expect
Bụng bầu của bạn sẽ thay đổi như thế nào trong mỗi tam cá nguyệt – Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022
https://www.thebump.com/a/pregrant-belly-stages
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ
Sao chép đường dẫn
Thúy Anh
Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình
bài viết liên quan
- Nôn ra máu ở bà bầu ốm nghén có nguy hiểm không?
- Đau lưng khi mang thai tuần đầu: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
- 10 dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác nhất chị em cần lưu ý
- Những điều cần biết nếu bà bầu bị khó thở tuần thứ 33
- Ghi chú ngay: Thai bao nhiêu tuần thì mẹ nên tiêm phòng?
Bạn đang muốn cho con học tiếng Anh?
không có
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học Tiếng Anh dành cho con trong độ tuổi 2 – 10
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên
*Vui lòng kiểm tra lại SĐT
Nhận Tư Vấn
Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Mang Thai trong email của bạn
*Vui lòng kiểm tra lại Email
Đăng Ký