cang thang my-trung lieu co dan toi cuoc chien tranh lanh moi? hinh 1

Tổng thống Donald Trump (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.

Theo khả năng này, sự tan rã của Trung Quốc sẽ được báo hiệu từ việc Mỹ chấp nhận để Đài Loan trở thành thành viên Liên Hợp quốc, và tiến tới trở thành một đảo quốc độc lập mang tên Cộng Hoà Đài Loan, không còn liên quan gì đến China kể cả trong tên gọi (hiện nay tên chính thức của Đài Loan vẫn là Trung Hoa Dân Quốc).

Bước thứ hai của quá trình tan rã là Tân Cương, dưới sự ủng hộ của thế giới Hồi giáo, chủ yếu là Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ tách thành một nước Cộng hoà Hồi giáo. Chúng ta không biết tên gọi của nước đó là gì nhưng chắc chắn sẽ không mang cái tên thuộc địa ô nhục là Tân Cương (cương vực mới của Hoa Hạ) nữa. Việc thành lập nước Cộng hoà Hồi Giáo này sẽ không dễ dàng, thậm chí còn khó khăn hơn việc Ukraine thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, vì việc hình thành một nước cộng hoà Hồi giáo mới sẽ thay đổi cục diện quyền lực của thế giới Hồi Giáo và Phương Tây Thiên Chúa giáo trong những thế kỷ tiếp theo. Do đó, Mỹ và Phương Tây sẽ phải cân nhắc rất kỹ về việc này. Nga cũng có sự ảnh hưởng trong câu chuyện này nhưng dù sao Nga cũng đang trên đà suy tàn và sẽ phải tập trung lực lượng cho việc giữ vững miền Viễn Đông trước sự xâm thực không ngưng nghỉ của Trung Quốc.

Bước tan rã thứ ba là Tây Tạng trở lại độc lập, dù vùng Đông Tạng có thể vĩnh viễn mất về cho Trung Quốc như một thoả hiệp chính trị. Sự độc lập của Tây Tạng phụ thuộc phần lớn vào sự trỗi dậy của Ấn Độ trong 50 năm tới.

Nhân tiện, tôi cũng muốn khẳng định lại là việc phong toả Trung Quốc và các bước trong kịch bản nêu trên hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định chọn phe của Ấn Độ. Cũng hệt sự sự sụp đổ của Liên Xô phụ thuộc vào việc Trung Quốc đã nghiêng về phía Mỹ sau trận bóng bàn lịch sử. Hiện nay, chiến lược lôi kéo Ấn Độ về phe mình được Mỹ thiết kế thông qua Đại kế hoạch Indo-Pacific Mở và Tự do (FOIP). Nếu Ấn Độ chấp nhận tham gia Quad (Bộ Tứ Kim Cương) thì tấm màn thép mới sẽ từ từ hạ xuống với Trung Quốc và sự tan rã theo ba bước nêu trên sẽ diễn ra trong khoảng 50 năm sau đó.

Lãnh đạo Tàu ý thức rõ khả năng này. Tập Cận Bình sẽ cố gắng xoay sở trước khi Sáng Kiến Vành Đai Con Đường (BRI) sụp đổ vì lý do tài chính. Dù ông cố gắng giữ vị trí lãnh đạo trong thập kỷ tiếp theo, hay bị loại bỏ trong đảng hay bị lật đổ, thì di sản ông để lại cũng là một nước Tàu suy tàn. Hệt như Putin đã làm với nước Nga trong mấy chục năm qua.