Theo đó, khấu trừ chi phí, Coteccons lỗ ròng gần 12 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 89 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên Coteccons thua lỗ sau một năm về tay Kusto.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu CTD giảm từ mức 10.332 tỷ đồng xuống còn 6.189 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vào mức 87,5 tỷ - giảm 76% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu CTD giảm từ mức 10.332 tỷ đồng xuống còn 6.189 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vào mức 87,5 tỷ - giảm 76% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu CTD giảm từ mức 10.332 tỷ đồng xuống còn 6.189 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vào mức 87,5 tỷ - giảm 76% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Theo lý giải từ Coteccons, quý III là thời điểm toàn ngành cũng như Công ty đối mặt với các quy định phong tỏa ở những thành phố lớn, đặc biệt các công trình ở TP.HCM bắt buộc phải tạm dừng thi công, thị trường bất động sản bất ổn, giá nguyên vật liệu tăng cao… đã ảnh hưởng đến doanh thu cũng như hiệu suất sinh lời Công ty.

Mặc dù, ban lãnh đạo Coteccons định hướng công ty sẽ không tập trung toàn lực cho mảng cốt lõi là xây dựng, mà hướng đến xây dựng hệ sinh thái bao gồm xây dựng là chủ lực, song song với mảng tài chính xây dựng, M&E, cơ sở hạ tầng… nhưng theo lý giải của giới chuyên môn, kết quả trên là do sự ra đi của ông Nguyễn Bá Dương, nhà sáng lập đồng thời là nguyên chủ tịch công ty.

Không chỉ có thế, Coteccons còn đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ nhóm đối thủ là công ty ông Nguyễn Bá Dương. Trong động thái mới đây, Coteccons vừa thông qua quyết định dừng hợp đồng với các nhà thầu liên quan chủ cũ gồm Newtecons, SOL E&C, Ricons… vì mâu thuẫn lợi ích.

Như vậy, với kết quả kinh doanh nói trên có lẽ vị trí số 1 trong ngành xây dựng Việt Nam của Coteccons sẽ dần dần bị thay thế trong tương lai gần.