Mai Phương Thúy đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2006 - ảnh 1

Mai Phương Thúy đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2006

Mai Phương Thúy – nàng Hậu có chiều cao khủng 1m80 – sau khi đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2006 không chỉ có một khuôn mặt đẹp, một hình thể đẹp mà còn được khán giả nhớ đến là một nàng Hậu thông minh và chơi chứng khoán giỏi. Những năm gần đây, Mai Phương Thúy trở nên kín tiếng hơn trong giới showbiz nhưng lại khiến người hâm mộ trầm trồ khi biết cô là một nhà đầu tư chứng khoán có thâm niên trên thị trường.  

Năm 2019, Hoa hậu Mai Phương Thúy từng cho biết đã sở hữu nhà lầu, xe sang, đồ hiệu đắt giá mà bất cứ mỹ nhân nào cũng ao ước có được. Thế nhưng, ít người biết được, ngoài khối tài sản khổng lồ bề nổi, Mai Phương Thúy còn là một đại gia đầu tư chứng khoán, cô tiết lộ đầu tư mới là “nghề chính” và giúp cô “kiếm nhiều tiền”. Không chỉ là một nhà đầu tư được mệnh danh "đánh đâu thắng đó" trên thị trường chứng khoán. Mai Phương Thúy còn được biết đến là đại gia ngầm của showbiz Việt khi sở hữu nhiều gia tài đồ sộ. Tuy nhiên gần đây, Mai Phương Thúy tiết lộ, thật ra cô không có nhiều nhà như vậy, cô không tập trung nhiều vào bất động sản.

"Mọi người đừng vì thấy tôi có nhiều đồ hiệu mà suy đoán tôi có nhiều tiền hay bất động sản nữa. Tôi có 2 căn thôi 1 Hà Nội và 1 Sài Gòn. Còn nhà nước ngoài thì hoàn toàn không có", hoa hậu Mai Phương Thúy cho biết.

Nói đến hoạt động đầu tư kiếm tiền của bản thân, hoa hậu Mai Phương Thúy chia sẻ, từ năm ngoái đến năm nay, cô nghỉ đầu tư. Khoảng từ năm 2015 - 2019 là thời gian cô đầu tư khá mạnh từ bất động sản, chứng khoán, start-up....

Lâu nay, hoa hậu nổi tiếng trong giới đầu tư chứng khoán với các thương vụ Vietcombank khi lên Facebook cá nhân "khuyến nghị" đầu tư cổ phiếu này. hoa hậu Mai Phương Thúy từng cho biết, cô mua vào cổ phiếu VCB tại khoảng giá 40.000-50.000 đồng và khẳng định sẽ “ôm hàng” đến khi đạt mốc trên 80.000 đồng/cổ phiếu (tức kỳ vọng lãi gấp 2 lần) trong khi nhiều nhà đầu tư khác đã chốt lãi tại “ga” hơn 60.000 đồng.

Mai Phương Thúy chia sẻ trên trang cá nhân của mình về cổ phiếu VCB: "Chỉ những người mua giá 40x-50x mới hiểu cảm giác của tôi lúc này, mọi người có phải đã chốt lời hết ở ga 60x? Tôi thì ôm đến 80x nha".

Sau phát ngôn của hoa hậu, giá cổ phiếu VCB lên tới tận 92.000 đồng và cũng là mức đỉnh lịch sử của mã cổ phiếu này.

Hoa hậu Mai Phương Thuý và những lần "phím hàng" cực đỉnh trên sàn chứng khoán

Dòng trạng thái của Mai Phương Thúy chia sẻ hồi tháng 6/2019

Không rõ hiện tại Mai Phương Thuý đã chốt lãi hay chưa, song, những chia sẻ của cô về giá VCB đã phần nào cho thấy cô rất "mát tay" với đầu tư chứng khoán - lĩnh vực mà cô cho biết là "nghề chính" của mình thay vì làm giám khảo các cuộc thi hoa hậu hay các hoạt động trong ngành giải trí.

Ngoài VCB, người đẹp sinh năm 1988 cũng từng hé lộ danh mục đầu tư gồm có MWG của Thế Giới Di Động, VJC của VietJet Air, VCS của Vicostone, HPG của Hoà Phát, VPB của VPBank, VGI của Viettel Global... Đây đều là cổ phiếu của các doanh nghiệp “đình đám” trên thị trường. Bên cạnh đó, gần đây, Mai Phương Thuý cũng "đánh tiếng" về việc đầu tư vào cổ phiếu ngành cảng biển. Tuy nhiên, trong một bài phỏng vấn, cô tuyên bố sẽ không bao giờ tư vấn miễn phí trên Facebook nữa, vì đó là chất xám của cô. 

Mai Phương Thúy: Em không sợ thị phi, từ giờ sẽ ngưng “phím hàng ...

Nhưng vào đầu tháng 05/2020, Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy lại có một bài review “có tâm” như với HPG, có lẽ đây là lần đầu tiên người đẹp sinh năm 1988 thực hiện một cách công khai. Điều này bất ngờ với Hòa Phát hay với chính Mai Phương Thúy?

Với Mai Phương Thúy, đội ngũ điều hành, chất lượng sản phẩm, và tình hình tài chính là những điểm nên nhìn để xem chất lượng của doanh nghiệp. Và tất cả những yếu tố này đều được HPG đáp ứng một cách mĩ mãn, theo quan điểm của Thúy.

Theo đó, Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy đã có những phân tích, nhận định rất chuyên nghiệp về mã cổ phiếu này. Với quan điểm của cô Hoa hậu, đội ngũ điều hành, chất lượng sản phẩm, và tình hình tài chính là những điểm nên nhìn để xem chất lượng của doanh nghiệp. Và tất cả những yếu tố này đều được HPG đáp ứng một cách mỹ mãn.

Het VCB den luot HPG vao 'tam ngam' cua Hoa hau Mai Phuong Thuy voi cac phan tich day chat xam-Hinh-2

Ảnh chụp bài đăng của Hoa hậu Mai Phương Thuý

Đánh giá về đội ngũ lãnh đạo, người đẹp cho rằng ông Trần Đình Long (Chủ tịch HPG) và dàn lãnh đạo của HPG là "một trong đội ngũ hiếm có của doanh nghiệp Việt Nam", những người gắn bó với nhau từ những ngày đầu thành lập doanh nghiệp.

"Quản trị doanh nghiệp tại Hòa Phát có thể nói là thuộc top đầu trong doanh nghiệp Việt. Tại Hòa Phát, phân quyền và trách nhiệm là một điểm mạnh mà rất ít doanh nghiệp khác làm được. Cái hiếm hơn là sự phân quyền và trách nhiệm lại trong một môi trường có một chút tính độc tài. Quan trọng hơn đối với cổ đông là interest alignment của các anh rất cao với Hòa Phát, do đó việc lợi nhuận bị luân chuyển đi nơi khác gần như chưa bao giờ là cái rủi ro mà nhà đầu tư nên lo lắng", Mai Phương Thúy đưa ra quan điểm cá nhân về Hòa Phát.

Ngoài ra, theo Mai Phương Thúy, Hòa Phát có dòng tiền tốt nên lãi suất vay quá tốt (5,7%) so với thị trường. Trong khi hiệu quả đầu tư ngay cả trong năm 2019 cũng đã tốt, dự án Dung Quất có thể xem là đã thành công bước đầu. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Hòa Phát trong khoảng 0,69% là quá tốt cho một doanh nghiệp đang tăng 3 - 3,5 lần công suất.

Hoa hậu Mai Phương Thúy khoe khéo cổ phiếu của “vua thép” Trần ...

Trong ngày cổ phiếu HPG tăng kịch trần (18/5/2020), Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy đã có những phân tích, nhận định đầy “chất thép” về mã cổ phiếu này.

Thậm chí HPG sẽ trả cổ tức tiền mặt cho năm nay, điều mọi nhà đầu tư chứng khoán đều ưa thích. Với tình hình đang diễn ra, Mai Phương Thúy cho rằng Hòa Phát nếu muốn có thể trả hết nợ trong 3 - 4 năm tới. "Tất nhiên là HPG sẽ không làm vậy. Ở góc cạnh nào đó, xu hướng giảm lãi suất tại Việt Nam cũng như thế giới đang có lợi cho các doanh nghiệp lớn có dự án tốt và vay mượn khá. HPG là một trong số đó".

Hoa hậu Mai Phương Thúy đưa người đọc đến bức tranh toàn cảnh về thị trường, nơi các công ty thép ở miền Nam đầu tư công nghệ "hơi bị lệch" (lò điện), giá thành của họ cao, dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp, nguồn vốn sẽ không dồi dào để có thể mở rộng sản xuất.

Trong khi Dung Quất lại cho HPG một lợi thế cạnh tranh quá lớn khi có cảng biển, công nghệ, và tỷ lệ.

'Xe lu' Hòa Phát đang định hình lại cuộc chơi ngành thép như thế nào?

Hòa Phát đang định hình lại cuộc chơi ngành thép

"Với mức giá thấp hiện tại, rất khó cho các công ty thép trong miền Nam đẩy công suất lên. Hòa Phát sẽ là người định giá khu vực miền Nam trong thời gian tới. Do đó, các bạn đừng quá lo lắng về thị phần của HPG", Mai Phương Thúy nói.

Thậm chí, với năng lực cạnh tranh hiện tại, Hòa Phát có thể cạnh tranh về giá thành với nhiều công ty thép tầm trung tại Trung Quốc, đây là điều mà trước đây 5 năm, chúng ta khó có thể nghĩ ra.

"Đầu tư vào một ngành được xem là quan trọng của quốc gia cũng là một lợi thế. Thép đang và sẽ là ngành được bảo hộ. Các bạn thử nghĩ một công ty có giá thành thấp nhất, nắm hơn 40%-42% thị phần chắc sẽ xảy ra vào năm 2021, chất lượng sản phẩm tốt, lợi thế của nó lớn đến mức nào?", một dẫn chứng đầy chất "thép" của Mai Phương Thúy.

Theo đó, người đẹp nhất trên chứng trường Việt định giá về cổ phiếu của "vua thép" Việt năm 2020 EV/EBITDA sẽ ở mức 5.2-5.4x, trong khi các công ty thép trong khu vực với lợi thế cạnh tranh kém hơn cũng tầm 6-6.5x bình quân.

"Nhìn chút về số liệu quá khứ, PER của Hòa Phát tầm 6.8x và PBR tầm 1.1x cho năm 2020 so với mức median khoảng 7.5x PER và 1.6x PBR trong 5-10 năm qua. Có lẽ HPG bước vào giai đoạn tăng trưởng mới với một định giá rẻ hơn mức bình quân trong quá khứ của chính nó. Một mức PBR 1.1x với ROE khoảng 18-20% cho năm 2020-21, và mức tăng trưởng tầm 25-30%, không dễ tìm", nàng hậu đánh giá.

Lần đầu lộ diện của thiếu gia nhà tỷ phú Trần Đình Long

Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi đậm từ kinh doanh nông nghiệp

Thời điểm hoa hậu "khuyến nghị" mua cổ phiếu Hòa Phát, cổ phiếu này đã vượt qua cơn khủng hoảng gây ra bởi Covid-19 và phục hồi tăng rất mạnh. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận lợi nhuận 6 tháng  năm 2020 tăng 31% lên hơn 5 nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp này chiếm thị phần số 1 trong ngành thép, trong khi gặp thuận lợi trong mảng nông nghiệp nhờ giá thịt lợn tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Theo kế hoạch, HPG sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu 20% và cổ tức bằng tiền 5%. Gia đình ông Trần Đình Long sẽ nhận khoảng 470 tỷ đồng và 189 triệu cổ phiếu HPG.