Theo đó, trả lời với truyền thông ông Lê Hải Trà cho rằng: "Theo tính toán của HOSE, việc tăng lô lên 1.000 cổ phiếu có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch. Việc tăng lên lô 1.000 có thể mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng được bảo vệ tốt hơn thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ phát hành bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp".
Ông Lê Hải Trà tiếp tục gây sốc trên thị trường chứng khoán với dự định nâng lô giao dịch lên 1.000 cổ phiếu.
Theo ông Trà, quyết định này ngoài việc bảo vệ nhà đầu tư cá nhân còn giúp HOSE khắc phục được tình trạng nghẽn lệnh xảy ra khá thường xuyên trong 3 tháng qua.
Đây là một quyết định được xem là gây khó khăn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia vào TTCK. Ví dụ, trước đây nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk: MCK: VNM) có mệnh giá giao dịch ngày 02/03/2021 chỉ cần bỏ ra 10.490.000 đồng, với quyết định này của ông Trà, nhà đầu tư cần đến 104 triệu đồng mới có thể mua được cổ phiếu VNM! Đây quả là một bài toán khó đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tiếp cận thị trường.
Ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO Công ty CP Tư vấn Đầu tư S-Talk, một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường nhận định: “Ở Mỹ, nhà đầu tư cá nhân đầu tư trực tiếp vào TTCK là 50%, Hàn Quốc là 20%, Thái Lan là 12%, Trung Quốc là 8%, Việt Nam tối đa chỉ 3%. Nếu đẩy hết họ đi bằng cách mua chứng chỉ quỹ thì bao giờ mới lên được mục tiêu 5%?”
Trong một diễn biến có liên quan, HOSE đã nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 cổ phiếu, từ 4/1/2021 giải pháp này cho thấy giảm tải được một phần lệnh vào hệ thống, giúp thanh khoản tăng được 15 – 18% như dự kiến. Tuy nhiên, hiện tượng nghẽn lệnh vẫn thể khắc phục, nhất là trong các phiên có thanh khoản rất lớn chạm đến mức 15.000 - 16.000 tỷ đồng.
Trước quyết định này ông Lê Hải Trà đã gây bão cho truyền thông với một phát biểu được cho là coi thường nhà đầu tư.
Theo đó, sự kiện gần nhất là phiên giao dịch hôm 24/02/2020, ảnh chụp từ facebook của ông Trà cho thấy hiện thị dòng trạng thái: “Anh bảo này, lúc chúng mày rùng mình có gọi anh không?”
Trên thực tế, các ý kiến bình luận đều cho rằng, phát ngôn trên mạng xã hội, dùng từ ngữ như vậy không phù hợp với vị trí một lãnh đạo Sở Giao dịch HOSE.
Hầu hết các bình luận về tút trên đều chê bai và cho rằng ông Trà không xứng đáng là lãnh đạo HOSE, có trường hợp yêu cầu ông từ chức.
Tất cả các ý kiến trên đều nhận định câu trạng thái này của ông Trà là dành cho những người đang bức xúc vì tình trạng giao dịch không thông suốt trên sàn TP.HCM được miêu tả bằng các từ chỉ hiện tượng như nghẽn lệnh, đơ bảng điện, hay hình ảnh “rút phích”…
Cách đây không lâu, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã lấy ý kiến các Công ty chứng khoán (CTCK) thành viên về việc thực hiện chuyển một số mã chứng khoán trên HOSE sang giao dịch tại một Bảng mới trên hệ thống của HNX, nhưng vẫn giữ nguyên các quy định giao dịch như của HOSE (biên độ, kết cấu phiên, bước giá,…) như là một giải pháp để khắc phục hiện tượng nghẽn lệnh tại HOSE.
Hoặc