Theo đó, tỷ phú Phương Thảo được vinh danh hạng mục Chuỗi cung ứng, bên cạnh các nhân vật nổi bật như bà Tan HooiLing - Đồng sáng lập Grab, ông Tony Fernandes - CEO Air Aisa hay ông Lee Seow Hiang - CEO sân bay Changi, Singapore,… Như vậy, với việc thành lập và điều hành hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, Vietjet bà Thảo được giới truyền thông thể giới công nhận.

CEO Nguyễn Phương Thảo của Vietjet được bầu chọn top 100 doanh nhân thay đổi kinh tế châu Á

“Tôi có tham vọng xâu dựng Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và sẽ khai thác các đường bay tại châu Âu và Bắc Mỹ”, bà Thảo nói với Forbes trong một dịp trả lời phỏng vấn gần đây.

Bussiness Insider đánh giá bà Thảo là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và là người có khả năng "làm những điều khác biệt".

Sự ra đời của Vietjet Air đã tạo cú hích cho nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân Việt Nam, vốn trước đây chỉ coi máy bay là phương tiện đi lại dành cho giới nhà giàu. Theo thống kê, đến nay, Vietjet đã khai thác đường bay đến 17 tỉnh, thành phố tại Việt Nam cũng như 23 điểm đến quốc tế.

Cũng theo ghi nhận của Business Insider, đầu năm nay, giá cổ phiếu của hãng đã tăng gấp đôi so với lúc mới lên sàn chứng khoán vào năm 2017. Mặc dù đại dịch Covid-19 có nhiều tác động tiêu cực đến ngành hàng không nhưng tình hình tài chính của Vietjet Air vẫn được giữ ổn định.

Báo cáo tài chính Quý 4 năm 2019, theo đó doanh thu vận chuyển hành khách đạt 10.500 tỷ đồng tăng trưởng 25%, lũy kế năm 2019 doanh thu vận tải hàng không đạt 41.097 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không đạt 3.936 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng doanh thu 21,4% và lợi nhuận trước thuế 29,3 % so với năm trước.

Mới đây, Vietjet công bố báo cáo tài chính cho nửa đầu năm 2020, trong đó ghi nhận mức lãi 47 tỷ đồng cho dù vướng đại dịch Covid 19 trái ngược bức tranh của Vietnam Airline trong 6 tháng đầu năm lỗ đến 6.600 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng.