TS. Nguyễn Hồng Điệp - CEO tại CTCP Tư vấn đầu tư S-Talk
Tôi xin được chia sẻ những nét cơ bản, nhằm hy vọng chúng ta có được bước chuẩn bị tâm lý tốt nhất.
Thứ nhất: bán khống là sản phẩm thu lợi từ việc giảm giá chứng khoán bằng cách mượn cổ phiếu bán trước, rồi sẽ mua trả lại sau. VN sẽ chỉ cho phép bán khống có tài sản đảm bảo. Có nghĩa là phải có nơi (CTCK) có sẵn CK cho mượn. Như vậy, các CTCK phải "xây kho". Việc tự doanh mua nhiều thời gian gần đây, rất có thể liên quan đến các bước chuẩn bị này. Ngoài việc xây kho, các CTCK muốn làm tốt phải có nhân sự quản trị giỏi, hệ thống hạ tầng phần mềm tốt, và đương nhiên, vốn phải mạnh.
Thứ hai: bán khống không phải là phái sinh, bản chất hoàn toàn khác nhau. Trong khi về PS về nguyên lý chơi 1 mã (chỉ số Vn30), rất dễ bị "điều khiển" do tác động không đồng đều trong rổ chỉ số. Còn sản phẩm bán khống là của TT cơ sở. NĐT sẽ tập trung nhiều vào các mã có TK tốt, tính đại chúng cao, ít bị thao túng.
Thứ ba: bán khống sẽ làm tăng thanh khoản, thúc đẩy giao dịch lên nhiều. Đây có thể là mảnh đất màu mỡ của dân "lướt sóng". Cũng không ngại lắm vấn đề chi phí giao dịch, vì cuộc chơi là cạnh tranh, sẽ có nhiều CTCK áp dụng chính sách tốt. Đối với NĐT dài hạn, cũng đừng sợ. Nếu ở hoàn cảnh tiền dồi dào như hiện nay, bán khống sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng rất nhanh, đạt đến target kỳ vọng sớm hơn dự kiến, thậm chí tăng cao hơn nhiều. Cổ phiếu Tesla bị cả thế giới short sell, nhưng dòng tiền đủ khỏe để "cân hết". Cho nên Tesla mới vượt 2000$, một con số không một ai dù mua đầu tư dài hạn, dám nghĩ đến. Tuy nhiên, khi dòng tiền yếu hay vĩ mô quá xấu, thì sự tàn độc của bán khống là khủng khiếp. Chả có ngưỡng nào gọi là đáy cả. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Mỹ cấm bán khống hoàn toàn. Lý do là sợ TTCK sụp đổ, không thể cứu vãn.
Thứ tư: tính ưu việt của sản phẩm bán khống là rất rõ ràng. Nhưng nên tận dụng nó như thế nào? Đối với NĐT thích "lướt sóng", cần phải rút ngắn hơn chu kỳ hành động. Còn đối với NĐT trung và dài hạn, hãy cố gắng áp dụng 10 nguyên tắc hành xử mà tôi đã chia sẻ. Tất nhiên, bán khống ra đời, sẽ làm "ép tim" nhiều hơn, sẽ có nhiều pha ngoạn mục hơn. Nhưng sau tất cả, cứ giữ được tinh thần, nguyên tắc đầu tư, là vẫn thu được hiệu quả.
Thứ năm: nhóm ngành nào sẽ được hưởng lợi từ việc thêm các sản phẩm như bán khống hay T0? Đầu tiên sẽ là dòng CK, nhưng sẽ có phân hóa mạnh. Các CTCK hàng đầu, sẽ lại càng lợi thế, sẽ càng tăng trưởng về DT, LN, thị phần. Tiếp đến sẽ là dòng NH với việc hỗ trợ tài chính rất lớn. Cá nhân tôi nhìn nhận giá của 5 CTCK hàng đầu hiện nay vẫn còn quá rẻ, một số NH vẫn còn tiềm năng tăng trưởng.
Đồng xu còn có hai mặt, cho nên bất kỳ sản phẩm tài chính dù tiên tiến đến mấy, khi ra đời cũng sẽ có những tác động tiêu cực trong một khoảng thời gian nào đó. Nhưng chắc chắn những người đưa vào ý tưởng này, đã phải lường hết các rủi ro, có các biện pháp phòng vệ khi cần thiết. Chúng ta là những NĐT cá nhân, giống như đàn cá nhỏ bơi theo dòng nước. Lúc sản phẩm tựa Thiên thần, thì nên đẩy thuyền ra khơi. Khi sản phẩm lộ bộ mặt Ác quỉ, thì thu quân hoặc kiên nhẫn chờ thời. Thị trường càng phát triển, sẽ càng nhiều sản phẩm hơn. Học hỏi và chia sẻ tri thức liên tục, thành công sẽ đến.
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Tiến sỹ Nguyễn Hồng Điệp - CEO tại CTCP Tư Vấn Đầu Tư S-Talk)
Hoặc