Bầu cử và chứng khoán

Thể chế của Mỹ là "Tam quyền phân lập". Có 3 nhánh khá độc lập, có quyền hạn riêng, ảnh hưởng và kiềm chế lẫn nhau là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Lập pháp là lưỡng viện, cũng trong ngày 3/11/2020 sẽ bầu cử lại toàn bộ 435 thành viên Hạ viện và 33/100 thành viên Thượng viện. Hiện nay Hạ viện đang nằm trong tay đảng Dân chủ, còn Thượng viện đang do Cộng hòa nắm với tỷ lệ 53/47. Khả năng cao là tình hình này được giữ nguyên sau ngày 3/11. Còn Hành pháp chính là Tổng thống và nội các của ông. Nhánh Tư pháp đứng đầu là Tối cao pháp viện gồm 9 vị Thẩm phán trọn đời, hiện có 6 vị theo phe bảo thủ (Cộng hòa).

Chú thích ảnh

Toàn cảnh cuộc họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC

Như vậy, kỳ bầu cử này ngoài việc quyết định chọn Tổng thống, còn nêu lên những cái tên trong Thượng viện và Hạ viện. Mỗi bang dù nhỏ hay to đều có 2 Thượng nghị sỹ, 50 bang là 100 ông. Còn Hạ nghị sỹ (còn được gọi là Dân Biểu - có nghĩa là dân biểu gì làm nấy) thì lại theo số dân của các bang. California hiện đông dân nhất nên có tới 53 ông, nhưng có bang chỉ có 2 ông Hạ nghị sỹ. Còn Tổng thống lại bầu cử theo nhiều vòng. Bản chất vẫn là Dân bầu ra Tổng thống, tuy nhiên mang tính gián tiếp. Như đã nói ở trên, tổng số lượng phân chia Lưỡng viện là 100+435+3 (3 vùng Samoa, Guam và Puerto Rico) = 538. Ứng cử viên nào đạt 270 phiếu Đại cử tri sẽ chiến thắng. Nguyên tắc đạt phiếu là "thắng ăn tất", có nghĩa là bang nào có tỷ lệ thắng trên 50% là ăn hết toàn bộ số phiếu Đại cử tri của bang đó. Chính vì mang tính độc lập, phân quyền rõ rệt, cho nên các Chính sách từ kinh tế, chính trị, xã hội, thuế má, đều được Tổng thống (Hành pháp) đưa ra, nhưng phải thông qua Lưỡng viện. Cho nên cuộc bầu cử lần này sẽ mang tính chất vô cùng quan trọng trong việc thông qua chính sách sau này của nước Mỹ.

Cuộc đua nước rút ở các bang chiến địa

Khảo sát tỷ lệ (%) ủng hộ đối với 2 ứng viên tại các bang chiến địa

Với tình hình hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, nên nhiều bang đã tổ chức bầu cử sớm hoặc qua hình thức gửi thư tín. Truyền thông "thổ tả" do đảng Dân chủ nắm như CNN, Bloomberg, đang đưa ra những con số nghiêng hẳn về Biden. Còn ở chiều ngược lại, dân chúng nhiều nơi xuống đường để biểu tình tố cáo gian lận và ủng hộ đương kim Tổng thống Trump. Ngoài những bang đã "ấn định" thuộc về ai, thì có 6 bang "chiến địa" là Florida (29 phiếu), Pennsylvania (20 phiếu), Michigan (16 phiếu), Bắc Carolina (15 phiếu), Arizona (11 phiếu) và Wisconsin (10 phiếu). Khả năng ai dành được các bang này sẽ là Tổng thống.

Quay trở lại với thực tế của chúng ta. TTCK bị tác động bởi thông tin rất nhiều. Rõ ràng thời gian qua thị trường bị rung lắc dữ dội, điều chỉnh vì lý do "hồi hộp" chờ kết quả bầu cử. Tuy nhiên, chứng khoán thường đi trước, nhiều khi kết quả ra, lại ít phản ứng hơn. Bản chất Biden hay Trump đều là người Mỹ, họ sẽ ưu tiên bảo vệ nước Mỹ trước tiên. Việc "chống Tàu" chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục. Còn "bơm tiền" là do FED đạo diễn, cũng sẽ không "trở cờ" ngay được. Cho nên, dù ai chiến thắng, khả năng cao những chính sách quan trọng như "bơm tiền", "thương mai Mỹ Trung", vẫn đi theo con đường đã định. Tất nhiên, trong ngắn hạn TTCK sẽ bị ảnh hưởng. Nếu Trump thắng, có thể tâm lý hồ hởi, sẽ làm CK tăng 1-2 phiên, sau đó sẽ điều chỉnh giảm, rồi mới tăng tiếp một cách bền vững. Còn nếu Biden thắng, có thể sẽ giảm vài phiên, trước khi tăng trở lại. Theo quan điểm cá nhân, trong mọi trường hợp, CK vẫn hưởng lợi trong trung hạn 6 tháng - 1 năm tới.

Như đã từng chia sẻ, ĐTCK là dự báo để ra các quyết định. Hãy luôn dựa vào 4 yếu tố quan trọng nhất là xu hướng, chiến lược, danh mục và quản trị, để có thể thành công. Chỉ có như vậy, bất cứ những điều gì xảy ra trên thế giới, cũng không làm chúng ta bị ảnh hưởng.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Tiến sỹ Nguyễn Hồng Điệp - CEO tại CTCP Tư Vấn Đầu Tư S-Talk)