Tháng 1/2017, gia đình tỷ phú D. Trump chính thức dọn vào tòa Bạch ốc, bắt đầu sự nghiệp chính trị - dẫn dắt cường quốc số 1 thế giới - ít nhất một nhiệm kỳ.
Trong khi trước mắt ông Trump là những kế hoạch còn ngổn ngang - cái mà nhiều nhà phân tích đánh giá “thậm chí Trump chưa biết thực hiện ra sao với những điều đã hứa trước khi bầu cử diễn ra...”.
Thế nhưng, Trump đã chỉ đạo Văn phòng Tổng thống sắp xếp ngay chuyến công du châu Á. Ngày 3/11 năm đó, theo sau vợ chồng Tổng thống, các trợ lý mang theo nhiều túi hành lý, bao gồm valy hạt nhân, lên chuyên cơ Không lực Một trực chỉ về Đông Nam châu Á.
Ông Trump đã đến Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam (dự hội nghị APEC - Đà Nẵng). Lúc đó báo giới quốc tế rầm rộ loan tin, bình luận về sự kiện này.
Nhưng có một điều mà chỉ có Tổng thống Mỹ và vài quan chức thân cận biết được, thứ này vô hình, chỉ tồn tại trong não bộ. Đó là thông điệp “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP).
Lãnh đạo 3 nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ hội đàm thân mật
Tại châu Á, Trump nhắc đến thông điệp này với tần suất rất cao, nó được hình thành bởi “bộ tứ” Mỹ, Australia, Ấn Độ, và Nhật Bản. Đồng thời lôi kéo thêm “đồng minh” hướng về phía Tây!
Từ sau chuyến công du của ông Trump đến châu Á, một lượng tiền rất lớn được chuẩn bị bởi các nước thành viên trong “bộ tứ”. Quỹ Tài trợ phát triển (IDFC) với tổng trị giá 60 tỷ USD nhanh chóng thành lập với mục tiêu hỗ trợ xây dựng hải cảng, sân bay, đường bộ và đường sắt, hệ thống ống dẫn dầu và đường truyền dữ liệu hiện đại cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Mỹ đã ký các hiệp định thương mại song phương mới với nguyên tắc “tự do, công bằng và có đi, có lại” với Hàn Quốc và Nhật Bản, mong muốn tháo “ngòi nổ” trên bán đảo Triều Tiên; phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc...
Chiến lược này được vận hành bởi “kiềng ba chân” kinh tế, quản trị và an ninh. Gắn kết chặt chẽ với “Kế hoạch Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Nhật Bản, Chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ, Kế hoạch Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương của Australia, “Chính sách phương Nam mới” của Hàn Quốc và “Chính sách gắn kết với phương Nam” của Đài Loan.
Như hậu tố của FOIP - nó sẽ mang lại sân chơi có đối trọng, cân bằng, rộng mở với BRI của Trung Quốc; giúp các nước trong khu vực có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn dồi dào, công nghệ nguồn hiện đại; tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh...
Tuy nhiên, như đã nói FOIP và BRI sẽ đụng độ nhau dữ dội, tạo ra những con sóng ngầm nguy hiểm cho khu vực. Không ai có điều kiện để biết hết, nếu bóc tách thêm những vỏ bọc của FOIP - bên trong, sâu xa sẽ là gì?
Bởi vì có quá nhiều bài học nhãn tiền trên thế giới, như tại Trung Đông, Bắc Phi. Người Mỹ muốn truyền bá, áp đặt các giá trị theo tiêu chuẩn Mỹ về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo trong khu vực thông qua FOIP.
Do vậy, khi tham gia hợp tác khu vực cần có chiến lược phù hợp để tận dụng các cơ hội và bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, không bị rơi vào vòng xoáy, tranh đua lợi ích giữa các cường quốc.
Tóm lại, FOIP nhằm mục đích giải quyết 2 vấn đề: Lợi ích của Mỹ và kiềm tỏa Trung Quốc trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương đã, đang và sẽ là địa bàn cạnh tranh chiến lược của các siêu cường.
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã, đang và sẽ là địa bàn cạnh tranh chiến lược của các cường quốc
Nhắc lại câu chuyện này để chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn khi người Mỹ ngỏ ý “mời” Việt Nam tham gia vào “bộ tứ mở rộng”, gồm có cả Hàn Quốc và New Zealand.
Mục đích được cho là cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu, thay thế Trung Quốc sau khi dịch bệnh COVID-19 khiến phần còn lại của thế giới tỉnh ngủ vì hàng chục năm phụ thuộc quá chặt vào Trung Quốc.
Reuters hàm ý, Mỹ đang hướng đến việc xây dựng nhóm quốc gia “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, còn tờ Indian Time gọi là “bộ tứ mở rộng”. Tờ báo lớn nhất nước Anh cũng dẫn lời một quan chức dấu tên cho rằng: “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng là phương án đa phương đầy bất ngờ của Mỹ”.
Tuy nhiên, nhìn lại quá trình, chúng ta sẽ giật mình bởi người Mỹ đã chuẩn bị từ rất lâu, nên không hề bất ngờ. Nhật Bản và Hàn Quốc, Australia đã là những đồng minh “ruột” của Mỹ từ vài thập kỷ nay.
Trong 2 đại cường quốc tại châu Á, Mỹ đã chọn thân với một, đó là Ấn Độ. Cách đây 10 năm, “bộ tứ” này đã bắt đầu đối thoại. Thậm chí, từ thời Obama, đã đưa ra khái niệm “Xoay trục châu Á”.
Đúng như phương châm “phản ứng nhanh” của FOIP, chỉ vài tuần sau khi kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế bất thành, ông Trump đã nảy sinh ý định kích hoạt “bộ tứ mở rộng”.
Trong môi trường này, nói một cách nhanh gọn, là cơ hội không thể tốt hơn cho Việt Nam tham gia thực sự sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nằm phần lợi ích căn bản...
Tuy nhiên, nó không khác mấy với “đêm trước của cuộc cách mạng”. Đòi hỏi chúng ta phải dứt khoát chọn lựa và quyết định, có phần nào đó là dũng cảm bứt ra những thứ đã quá quen thuộc xưa nay.
Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam bỏ qua ít nhất 2 cơ hội để có được cơ đồ kinh tế như vài “con hổ” châu Á. Đây được coi là cơ hội thứ ba bất ngờ mở ra “nhờ” dịch bệnh COVID-19 đã phá vỡ trật tự cũ.
Bài II: Tương lai đang nằm trong tay chúng ta!
Hoặc