Có 3 nhóm NĐT bất động sản cá nhân trên thị trường.
Nhóm 1 là những NĐT mới (chiếm khoảng 50%): Đây là nhóm NĐT thời gian vào thị trường dưới 2 năm, giao dịch được chỉ 1 (vài) bất động sản. Họ là những NĐT còn thiếu và yếu về kinh nghiệm, kiến thức, vốn, quan hệ nên dễ mất tiền khi thị trường đổi chiều. Với nhóm này nên mạnh dạn cắt lỗ nếu đang phải vay ngân hàng hoặc dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều để đầu tư BĐS.
Nhóm thứ hai là những NĐT kinh nghiệm (chiếm khoảng 30% trên thị trường): Nhóm này có thời gian giao dịch trên dưới 5 năm. Kinh nghiệm giao dịch khá dày, tuy nhiên dễ bị sa đà trong lúc thị trường đang nóng do đó khả năng vẫn có thể “mắc kẹt” khi thị trường xuống.
Nhóm 3 là những NĐT gạo cội (chiếm khoảng 10-20%): Đây là những NĐT đủ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm, đã trải qua ít nhất 1-2 cơn khủng hoảng và có những hoạch định tài chính rõ nét, có sự chuẩn bị chu đáo cho các kịch bản của thị trường, kiên nhẫn chờ và nắm bắt cơ hội.
Theo ông Chánh, trong đầu tư bất động sản dành cho cá nhân, chỉ có khoảng 10-20 % nhà đầu tư đủ kiến thức, kinh nghiệm, và trải nghiệm để đầu tư lúc thị trường đang xuống. Trong đó, đến 80-90% còn lại thuộc nhóm 1 và nhóm 2.
“Với những nhà đầu tư nhóm 1 và nhóm 2, trong thời gian này nên giữ tiền mặt. Chỉ có nhóm 3 là đang tìm cơ hội, deal tốt để giải ngân khi thị trường khủng hoảng”, ông Chánh đưa lời khuyên.
Theo ông Chánh, để vượt qua giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, các NĐT cá nhân cần cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình. Nếu không dư giả tài chính, NĐT chỉ nên chọn giữ lại sản phẩm tốt nhất có trong danh mục đầu tư.
Với các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính từ ngân hàng thì càng cần phải cẩn trọng. Nếu đòn bẩy tài chính quá lớn, bắt buộc nhà đầu tư phải bán bớt đi các tài sản tốt để cầm cự qua giai đoạn khó khăn.
"Tôi đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư chỉ vì cố gắng giữ các tài sản trong khi vốn vay ngân hàng quá lớn mà đã bị đổ vỡ tất cả khi khoản vay đến hạn không thể thanh toán, ngân hàng thu giữ tài sản", ông Chánh chia sẻ.
Cũng theo ông Chánh, hiện đang là thời điểm đòi hỏi sự quyết đoán, dũng cảm của các NĐT nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình. Trong thời điểm khó khăn, NDTD cần có giải pháp ngắn hạn để xử lý công việc của mình; không nên cố gắng giữ bất động sản bằng mọi cách mà đôi khi buông bỏ mới là giải pháp khôn ngoan.
Trái lại, đối với các nhà đầu tư có sẵn tiền mặt, ông Chánh cho rằng, đợt khủng hoảng này chính là cơ hội để họ có thể mua được những tài sản tốt với giá rẻ.
Tuy nhiên, ông Chánh khuyên các nhà đầu tư cũng chỉ nên dùng 70% số vốn mình có để đầu tư bất động sản; 30% còn lại nên cất giữ để đảm bảo nguồn vốn lưu động, tránh rủi ro.
Trả lời trên báo chí mới đây, ông Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế có quan điểm, hiện nay, người ta đang nói tiền mặt là vua. Nếu nhà đầu tư chỉ có ý định đầu tư bất động sản, thì nên giữ tiền mặt, chờ đến 6 tháng sau sẽ có những cơ hội mua tốt. Đối với các nhà đầu tư bất động sản trong năm 2020, càng về cuối năm, cơ hội để họ có thể mua bất động sản với giá hợp lý càng tốt hơn.
Với các nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm, trong tháng 4 này, việc mua chứng khoán nắm giữ từ sáu tháng đến một năm để sinh lợi sẽ có cơ hội lớn. Mặc dù chúng ta đang nhìn thấy thị trường chứng khoán “đỏ sàn” nhưng giá nhiều cổ phiếu đã xuống rất thấp, tiềm năng tăng 50-100% sau khi hết dịch ba tháng là chuyện bình thường.
“Tuy nhiên, một lần nữa tôi lưu ý rằng, chứng khoán là kênh đầu tư dành cho những người ưa mạo hiểm và muốn tìm kênh đầu tư sinh lợi cao. Còn đối với các nhà đầu tư an toàn, tôi nghĩ nên giữ tiền mặt và đợi sau 6 tháng nữa sẽ có những cơ hội mua bất động sản giá tốt”, ông Hiển nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hiển, sau dịch Covid-19 những nhà đầu tư bất động sản có thể sẽ cảm thấy lo lắng bởi sau dịch, dù kinh tế có thể hồi phục nhanh hay chậm thì cũng mất vài tháng hoặc xa hơn là một năm. Nhưng sau khi dịch bệnh đi qua thì nhu cầu thuê mặt bằng, thuê nhà phố kinh doanh sẽ thay đổi nhiều, giá căn hộ cũng sẽ tiếp tục xu hướng tăng chứ khó giảm.
Hoặc