Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp làm ăn bài bản thì do con người là trọng tâm của mọi chiến lược, nên nếu đủ kinh nghiệm thì có thể phán đoán được trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp dựa trên chiến lược con người của họ.
Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp có hoạt động chính là R&D và sản xuất mà bổ nhiệm CEO mới là người có background (sở trường, nền tảng đào tạo) là marketing hoặc sales, thì đến 99% là họ chuẩn bị mở rộng hoạt động về hướng hạ nguồn (phát triển phân phối bán lẻ).
Hoặc nếu một tập đoàn đa ngành, tham gia hoạt động xuyên chuỗi giá trị (từ cung cấp nguyên liệu đến sản xuất gia công và phân phối bán lẻ) mà bổ nhiệm một CEO nhiệm kỳ mới, thì họ chọn người có background mảng nào (supply chain, technology & production, sales & marketing, finance) thì mảng đó chính là trọng tâm chiến lược của họ trong thời gian đến.
Hoặc khi một doanh nghiệp tuyển dụng một vị trí quản lý cao cấp mới vào công ty, thì việc ấy cũng hé lộ định hướng phát triển của doanh nghiệp ấy trong thời gian đến.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là cách đọc chiến lược của những doanh nghiệp làm ăn bài bản. Còn với những doanh nghiệp không theo bài bản nào thì ... chịu (ahihi).
Chẳng hạn như ý muốn là phát triển mảng này, nhưng khi tuyển người thì lại tuyển người có background ở mảng khác vào vì ... thích người đó nói nghe hay quá!
Hoặc ý muốn là muốn phát triển mảng hoàn toàn mới, nhưng kéo người từ một mảng khác không liên quan trong công ty qua, vì đây là người thân tín, thì cũng chịu thua luôn. Không thể biết được là họ nghiêm túc đến cở nào, họ ưu tiên hiệu quả kinh doanh hay ưu tiên phát triển con người (chấp nhận thất bại để học hỏi kinh nghiệm).
Hoặc có những trường hợp thì có mở mảng mới hay mảng cũ, ngành mới hay ngành cũ, thì cũng chỉ xoay quanh một, hai nhân sự cao cấp ấy lãnh đạo. Trường hợp này thì cũng không thể nói đúng sai, chỉ là cách quản trị kiểu này không chuyên nghiệp, rủi ro cao. Ở VN trường hợp này khá phổ biến.
Câu đố để chốt bài:
- Trước xác định quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng, thì lãnh đạo là người học LX về, nói thạo Tiếng Nga. Sau đó xác định mối quan hệ với TQ là chiến lược, thì chọn lãnh đạo là người đã từng học ở TQ, nói thạo Tiếng Trung.
Nhưng nếu sau này xác định đi theo kinh tế thị trường, thì để tranh thủ nguồn lực và thị trường của các nước tư bản mà phát triển kinh tế nước mình thì nên chọn người thế nào?
(Bài viết thể hiện quan điểm của Doanh nhân Đỗ Hòa - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Tinh hoa quản trị - Nguyên CEO Kiềm Nghĩa, CafeBusiness rút tít)
Hoặc