TS. Nguyễn Trí Hiếu: Siết đầu tư trái phiếu của các công ty tài chính là cần thiết - Ảnh 1.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu

Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đang có xu hướng giảm khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân chuyển sang kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao. Tuy nhiên, đây có thể là kênh đầu tư đầy rủi ro nếu như nhà đầu tư không phân tích thông tin tốt.
Chuyển đổi kênh đầu tư từ gửi tiết kiệm ngân hàng sang trái phiếu doanh nghiệp hưởng lãi suất cao là hiện tượng đáng lo ngại. Coi chừng rủi ro mất vốn

Việc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ồ ạt trong thời gian vừa qua và tìm cách để trái phiếu của mình hấp dẫn bằng cách đẩy lãi suất cao gần tới 20% dễ là bẫy rủi ro đối với các nhà đầu tư riêng lẻ. Nhiều người không có khả năng phân tích tài chính, không biết nhà phát hành có khả năng trả nợ hay không.

Thị trường trái phiếu ‘nóng’ khi lãi suất cao nhất lên tới 20%/năm

Lãi suất trái phiếu cao nhất lên tới 20%.

Việc phát triển nhanh thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng kèm theo rủi ro lớn. Cụ thể, các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án. Nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu gây bất ổn cho thị trường.

Về phía các nhà đầu tư trái phiếu nếu không phân tích, đánh giá rủi ro, đầu tư trái phiếu chỉ vì lãi suất cao sẽ có rủi ro mất vốn khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp an toàn, nhà đầu tư cần có khả năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành. Doanh nghiệp đó phải có báo cáo tài chính ba năm liên tiếp được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập, nếu cuối năm liền kề quá xa cần phải có báo cáo tài chính giữa kỳ đã được soát xét.