Thời gian gần đây, Nhà Bè liên tục chứng kiến sự bùng nổ của các dự án bất động sản cao cấp với tỷ lệ hấp thụ tốt dù neo ở mức giá khá cao. Theo khảo sát thị trường của một sàn giao dịch bất động sản, các dự án mới như Essensia Sky – thuộc quần thể Essensia Nam Sài Gòn của chủ đầu tư Phú Long có mức giá khoảng 68 - 79 triệu đồng/m2 hay quỹ căn cuối cùng của Celesta Rise – dự án hợp tác giữa Keppel Land và Phú Long có mức giá chạm mốc 90 triệu đồng/m2, khởi động cho việc thiết lập mặt bằng giá mới toàn khu vực trước chu kỳ tăng trưởng sôi động hơn của thị trường.
Anh Hoàng Công, nhà đầu tư có thâm niên gần chục năm “nằm vùng” Nam Sài Gòn cho rằng, hiện tại Nhà Bè không còn ở dạng “điểm đến tiềm năng” đơn thuần mà khu vực này đã trở thành lựa chọn chiến lược của dân đầu tư.
“Dù giá căn hộ Nhà Bè đã tiệm cận mức cao, nhưng so với khu vực trung tâm như quận 1, quận 3, hay thậm chí quận 7 liền kề, mức giá này vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho nhà đầu tư lẫn khách hàng cá nhân, vừa đảm bảo được chi phí ban đầu hợp lý, vừa hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng giá nhanh chóng”, anh Công phân tích.
Còn chị Ngọc Thảo, Giám đốc Kinh doanh một sàn giao dịch bất động sản tại quận 7 cho biết, một trong những yếu tố chính giúp Nhà Bè lột xác từ “vùng trũng thành điểm sáng”, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ là nhờ vào sự cộng hưởng từ hạ tầng giao thông, quy hoạch đô thị bài bản và môi trường sống sinh thái, nhiều mảng xanh.
Nhà Bè là điểm đến tiềm năng thu hút nhiều chủ đầu tư lớn xây dựng các dự án bất động sản cao cấp |
Bám sát mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đi kèm mục tiêu phát triển kinh tế, triển khai đô thị vệ tinh giai đoạn 2020 - 2025, các công trình trọng điểm như hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, hai cây cầu “trăm tỷ” là Cầu Rạch Đĩa và cầu Phước Long. Cầu Long Kiểng, Cầu Cây Khô thông xe trước đó đã giúp Nhà Bè xoá thế cô lập, gia tăng sự kết nối với các quận lân cận như quận 7, Bình Chánh, trong khi cao tốc Bến Lức – Long Thành đang dần hoàn thiện sẽ mở rộng khả năng giao thương với các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Đặc biệt, theo quy hoạch đến năm 2030, TPHCM sẽ đầu tư 3,500 tỷ đồng để xây dựng 5 cây cầu tại quận 8 và Nhà Bè. Trong đó, Nhà Bè sẽ có 3 cây cầu mới, đáng chú ý là 2 cây cầu trên tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương: cầu Rạch Tôm dự kiến thông xe năm 2026 và cầu Rạch Dơi dự kiến thông xe năm 2028.
Là tuyến đường “xương sống” của Nhà Bè hưởng lợi từ hạ tầng đồng bộ, đường Lê Văn Lương được kỳ vọng sẽ trở thành trục giao thông chiến lược kết nối huyện Nhà Bè (TPHCM) với Cần Giuộc (Long An), tương tự như quốc lộ 13 nối TPHCM với Bình Dương hay Xa Lộ Hà Nội nối TPHCM với Đồng Nai giúp thúc đẩy sự phát triển cho Nhà Bè, rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm thành phố và các vùng lân cận.
Hai cây cầu “trăm tỷ” được mong đợi hoàn thiện thời gian qua |
Chị Thảo cũng nhận xét, những dự án mới triển khai tại Nhà Bè và nằm trên tuyến đường Lê Văn Lương đều rất đáng đầu tư ở hiện tại và tầm nhìn dài hạn nhờ hưởng lợi trực tiếp từ hạ tầng. Ngoài ra, môi trường sống xanh và tiện ích đẳng cấp cũng là một trong những yếu tố tạo lực hút cho bất động sản cao cấp của khu vực này. Chất lượng sống vượt trội không chỉ thu hút các gia đình trẻ, mà còn là lựa chọn hàng đầu của giới chuyên gia và lao động tri thức đang tìm kiếm không gian sống vừa tiện nghi, vừa yên bình.
Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của Nhà Bè không thể thiếu vai trò của các nhà đầu tư lớn như Keppel Land, Phú Long, GS E&C, VinaCapital, Kiến Á, Khải Hoàn Land… Các tập đoàn này đã và đang đẩy mạnh phát triển những dự án bất động sản cao cấp, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nâng tầm giá trị của khu vực.
Sự hiện diện của những thương hiệu lớn không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, nâng tầm khu vực, thu hút dòng vốn đầu tư mà còn giúp Nhà Bè trở thành “điểm nóng” trên bản đồ đầu tư địa ốc. Theo các chuyên gia, giá trị bất động sản tại đây sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư lẫn khách hàng an cư.
Hoặc