Phát hành 15.000 tỷ đồng trái phiếu trong 9 tháng đổ vào thị trường bất động sản
TNR Holdings là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư TNG, được thành lập năm 2016 với số vốn 20 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản. Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ Công ty đang vào mức 1.000 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2019). Trong khi đó tổng tài sản của công ty ở mức 16.000 tỷ đồng. Như vậy 15.000 tỷ đồng còn lại chính là việc công ty huy động từ nguồn lực bên ngoài và chủ yếu là vốn vay.
Vợ chồng đại gia Tuấn Chợ và Nguyệt Hường xuất hiện trở lại thương trường một cách mạnh mẽ trong tư cách lãnh đạo TNG Holdings và Ngân hàng Maritime Bank.
Trong thời điểm từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, TNR Holdings đã huy động gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu. Trái phiếu chào bán đều không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, kỳ hạn 60 tháng với lãi suất cố định 10,9%/năm, trả lãi hàng năm. Toàn bộ số trái phiếu đều được nhà đầu tư cá nhân trong nước sở hữu, được phát hành qua đại lý là Chứng khoán SSI.
TNR Holdings thông qua một loạt các pháp nhân là đơn vị trực thuộc sở hữu một loạt cao ốc lớn, đình đám từ Bắc chí Nam như: TNR Tower Hoàn Kiếm, TNR Láng Hạ (Sky City), TNR GoldSilk Complex (Hà Đông), TNR GoldSeason (Hà Nội), TNR Nguyễn Công Trứ (quận 1, Tp.HCM), TNR The GoldView (quận 4), TNR Amaluna (Trà Vinh), TNR Stars Thoại Sơn (An Giang)...
Nếu những tháng đầu năm là TNR Holdings, thời gian trở lại đây một đơn vị trực thuộc khác – Bất động sản Hano - VID – "hoán ngôi" và phát hành cả trăm lô trái phiếu hàng ngàn tỷ đồng. Chỉ trong 4 tháng 7-11/2020, Hano - VID công bố chào bán 120 lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm, thu về 5.654 tỷ đồng. Trái phiếu chào bán cũng là trái phiếu không đảm bảo, không chuyển đổi.
Về Hano – VID, Công ty được thành lập vào năm 2010 chuyên phát triển dự án vùng ven. 2 năm trở lại đây, Hano - VID tăng gấp 6 lần vốn lên 4.103 tỷ đồng tính đến cuối năm 2019, trong đó TNG Holdings là cổ đông lớn. Hiện, Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật Công ty là ông Nguyễn Thế Đạt, sinh năm 1985.
Goldmark City đạt doanh thu hơn 11.600 và đạt 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Sơn La đã có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, Hano - VID được công nhận là chủ đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư lô số 3A, dọc suối Nậm La, Tp.Sơn La với tổng diện tích 1,7ha. Trước đó, Hano – VID cùng các đơn vị liên quan liên tục trúng thầu các dự án lớn, đơn cử là khu dân cư tại thôn Đạm Thủy với quy mô 9,8ha, khu dân cư tại Quảng Ninh (70.466 m2), liên danh TNR Holdings & Hano - VID trúng thầu khu dân cư Đức Xuân 4 (6,7ha), khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu 1 (Hà Tĩnh, quy mô 10,8ha)…
Hano – VID cũng đang làm chủ đầu tư dự án tổ hợp thương mại và nhà ở cao tầng Goldsilk Complex tại Hà Đông. Mới đây, Hà Nội đã xảy ra vụ hoả hoạn tại chung cư TNR Goldmark City, 136 Hồ Tùng Mậu, Bắc Từ Liêm do Hano - VID làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, các tên tuổi liên quan còn lại gồm TNG Holdings, CTCP Bất động sản Mỹ - American Property (chủ đầu tư dự án Goldsenson 47 Nguyễn Tuân), May - Diêm Sài Gòn (TNR Goldview), Việt Hân (Goldmark City) đều có chung cơ cấu tài sản với đóng góp chủ yếu từ nguồn huy động bên ngoài. Tính chung cả TNG 9 tháng đầu năm 2020 giá trị huy động lên đến 15.000 tỷ đồng.
Những con gà đẻ trứng vàng cho TNR Holdings
Trong số các công ty phát triển dự án căn hộ của hệ thống TNR Holdings, Việt Hân với dự án Goldmark City là công ty đang ghi nhận kết quả tốt nhất. Trong 3 năm 2017-2019, công ty này ghi nhận hơn 11.600 tỷ doanh thu và gần 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
TNR Goldview đã ghi nhận phần lớn doanh thu vào năm 2018 với kết quả 5.257 tỷ doanh thu và 779 tỷ đồng LNST.
May - Diêm Sài Gòn với dự án TNR Goldview đã ghi nhận phần lớn doanh thu vào năm 2018 với kết quả 5.257 tỷ doanh thu và 779 tỷ đồng LNST. Doanh thu 2019 chỉ còn 813 tỷ đồng.
Dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân (Hà Nội) của American Property cũng ghi nhận gần 3.400 tỷ doanh thu và 400 tỷ lợi nhuận trong 2 năm vừa qua.
Bất động sản khu công nghiệp chỉ ở dạng tiềm năng
Nếu như mảng bất động sản dân dụng TNG Holdings mang lại nhiều hiệu quả khi đạt được doanh thu và lợi nhuận tốt thì mảng bất động sản khu công nghiệp vẫn đang ở dạng tiềm năng.
Theo đó, mảng bất động khu công nghiệp, do phần lớn các dự án đã được ghi nhận từ lâu, tỷ lệ lấp đầy cao hoặc đang trong quá trình triển khai nên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này không có nhiều ấn tượng.
Tuy vậy các công ty này đều có quy mô tài sản lớn như Hạ tầng Nam Quang (gần 4.000 tỷ), Phát triển Hà Nam (3.500 tỷ). VID Hưng Yên (2.700 tỷ)...
Đại gia Tuấn Chợ và cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Nhắc đến Tập đoàn Đầu tư TNG người ta không thể không nói về cặp vợi chồng Tuấn – Hường.
Ông Trần Anh Tuấn, có biệt danh Tuấn Chợ, có bằng Cử nhân khoa học địa chất của Học viện Địa chất Quốc gia Mátxcơva và sau này bổ sung thêm tấm bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Griggs, Mỹ. Cũng giống như một số đại gia khác ở Việt Nam hiện nay, ông đã từng học tập và làm ăn tại Nga 10 năm trước khi trở về nước vào năm 1996 để tham gia kinh doanh và đầu tư khi khái niệm kinh tế tư nhân còn lạ lẫm.
Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT (bên phải) và ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB.
Sau khi về nước năm 1996, ông Tuấn nắm vai trò lãnh đạo tại CTCP Nam Thắng và Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group) từ đó cho đến nay.
Ông Tuấn còn được biết đến với biệt danh “Tuấn chợ”. Có thông tin cho rằng, sau khi Liên Xô tan rã, ông Tuấn là một trong những người Việt đầu tiên làm “chợ”-khu kiôt buôn bán cho dân mình thuê, và tên Tuấn “chợ” gắn chặt từ đó. Một số thông tin khác thì nói rằng, việc ông có biệt danh ‘Tuấn chợ’ là do ông đã từng có thời kỳ thắng thầu rồi làm chủ một khu chợ khá có tiếng ở Hà Nội. Đó là chợ Thượng Đình thời trước.
Theo thông tin mà chúng tôi có được thì bà Hường cùng độ tuổi với ông Tuấn, từng là học sinh giỏi quốc tế môn tiếng Nga, cũng học tại Liên Xô cùng thời gian với ông Tuấn. Bà Hường khởi nghiệp năm 1996 với vị trí khởi đầu là kế toán viên của CTCP Nam Thắng, chuyên sản xuất giày da xuất khẩu. Không lâu sau đó, bà được tiến cử lên chức Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất công ty này.
Năm 2016, dư luận từng ồn ào trước câu chuyện bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có thêm quốc tịch Malta.
Việc nhập quốc tịch Malta không được bà Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử. Các cơ quan chức năng xác định việc mang 2 quốc tịch đối với trường hợp bà Nguyệt Hường là sai quy định pháp luật.
Ngay sau khi vụ việc bà Hường có 2 quốc tịch bị phát hiện, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu kín, kết quả 100% thành viên hội đồng có mặt biểu quyết xác nhận bà Hường không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, vợ chồng ông Tuấn bà Hường xuất hiện trở lại thương trường một cách mạnh mẽ trong tư cách lãnh đạo TNG Holdings và Ngân hàng Maritime Bank.
Vợ chồng đại gia Tuấn Chợ và Nguyệt Hường xuất hiện trở lại thương trường một cách mạnh mẽ trong tư cách lãnh đạo TNG Holdings và Ngân hàng Maritime Bank.
Goldmark City đạt doanh thu hơn 11.600 và đạt 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Hoặc