Do đó, nhiều ngân hàng đã chọn phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ khá cao trong năm nay, vừa phần nào làm hài lòng cổ đông, lại có thể bổ sung vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hôm 13/6, cổ đông HDBank đã thông thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ lên tới 65% - mức chia cao nhất của các ngân hàng trong năm nay.
Cụ thể, dựa trên mức lợi nhuận sau thuế hơn 4.020 tỷ đồng trong năm 2019, sau khi trích lập các quỹ, cộng với phần lợi nhuận giữ lại của các năm trước, HDBank sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50% và phát hành thêm 15% cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ. Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng hơn 6.200 tỷ, lên hơn 16.000 tỷ đồng.
Ngân hàng nữa có tỷ lệ chia cổ tức khá cao là ACB. Cụ thể, hôm 16/6, ĐHĐCĐ ACB đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 30%. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng mạnh gần 5.000 tỷ lên hơn 21.600 tỷ đồng. ACB cho biết, dự kiến sẽ thực hiện chia cổ tức trong quý 4/2020.
Ông Đỗ Minh Toàn – Tổng Giám đốc ACB cho biết, ban đầu, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu 20% và tiền mặt 10%, nhưng do tình hình dịch bệnh nên HĐQT trình NHNN chia toàn bộ bằng cổ phiếu.
Hàng loạt ngân hàng khác cũng có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay, như SHB, TPBank, Vietcombank, MBBank,...với tỷ lệ phổ biến 10-20%.
Trong đó, TPBank đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 với kế hoạch kia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tương đương với 1.633 tỷ đồng. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng lên gần 10.200 tỷ đồng. Chủ tịch TPBank, ông Đỗ Minh Phú cho biết, việc tăng vốn sẽ thực hiện trong quý 3 hoặc quý 4 năm nay.
Trong khi đó, ĐHĐCĐ SHB cũng đã thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% để đưa vốn điều lệ lên hơn 19.300 tỷ đồng. Với số vốn được tăng thêm (hơn 1.700 tỷ), SHB sẽ dùng 400 tỷ đồng để đầu tư vào công nghệ, TSCĐ để phát triển mạng lưới kinh doanh; hơn 1.300 tỷ đồng còn lại được dùng để mở rộng quy mô cho vay.
3 ngân hàng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ trong tuần tới là MBBank, Vietcombank, LienVietPostBank cũng sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ.
Hiện tại, vốn điều lệ của MBBank là 23.370 tỷ đồng và ngân hàng dự kiến tăng lên 27.988 tỷ đồng thông qua phương thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15%. Thời gian thực hiện tăng vốn dự kiến trong quý 3 đến quý 4/2020.
Vietcombank thì cho biết, nếu không tăng được vốn sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng. Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 18%, tương đương 6.675 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến trong nửa cuối năm 2020. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng lên 43.764 tỷ đồng.
LienVietPostBank cũng muốn phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ 10% để tăng vốn điều lệ lên hơn 10.700 tỷ đồng.
Trên thực tế, chia cổ tức bằng cổ phiếu là phương án đã được các ngân hàng ưu tiên hơn trong các năm gần đây so với chia cổ tức bằng tiền mặt là do yêu cầu ngày càng cao về chuẩn an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Một ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi trong việc huy động trái phiếu quốc tế, vay vốn từ các định chế tài chính nước ngoài,...Hơn nữa, những ngân hàng sớm đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn về Basel II cũng đang được NHNN ưu tiên giao "room" tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mặt bằng.
Hoặc