Vậy, khu Đông có gì, vì sao Tp.HCM lại chọn 3 quận khu Đông để phát triển thành khu đô thị thông minh ngang tầm khu vực?
Khu Đông Sài Gòn có gì?
Có lẽ không phải tự nhiên mà Tp.HCM lại nhắm đến vùng đất phía Đông để xây dựng khu đô thị sáng tạo. Trong đó, sẽ thành lập nên 3 khu đô thị tương ứng với 3 chức năng chính: Khu đô thị Thủ Thiêm Q.2 trở thành trung tâm tài chính kinh tế, Khu công nghệ cao Q.9 là nơi thực hành các ý tưởng sáng tạo và Khu đại học Quốc gia Q.Thủ Đức sẽ là nơi ươm mầm ý tưởng, nghiên cứu khoa học, đào tạo Quốc tế, quy tụ hàng ngàn sinh viên khắp cả nước.
Hiện Tp.HCM đang xin Trung ương sáp nhập 3 quận gồm Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức để thành lập thành phố phía Đông. Đề xuất này được Thủ tướng cùng các bộ, ngành trung ương ủng hộ. Thành phố phía Đông của TPHCM sẽ có quy mô hơn 1,1 triệu dân, được bố trí trên tổng diện tích tự nhiên hơn 211 km2.
Khu Đông Sài Gòn - dự kiến được thành lập thành phố hiện đang có gì? - Theo CafeF
Theo các chuyên gia, Khu Đông Sài Gòn được đánh giá là phù hợp để phát triển thành Khu đô thị sáng tạo bởi đây là khu vực đang phát triển, còn nhiều dư địa và điều kiện hạ tầng để xây dựng ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, khu Đông còn có vị trí đặc biệt thuận lợi khi nằm giữa 2 sân bay quốc tế lớn là Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, gần tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường Vành Đai 3, kết nối Tp.HCM với các tỉnh thành lân cận.
Khu Đông Sài Gòn - dự kiến được thành lập thành phố hiện đang có gì? - Theo CafeF
Theo KTS Khương Văn Mười, Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam, diện mạo khu Đông Sài Gòn có được như ngày hôm nay không thể không nhắc đến những công trình hạ tầng giao thông. Sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt khu dân cư và cao ốc, khu đô thị tầm cỡ như Vinhomes Grand Park, Verosa Park, Sala,… biến nơi đây thành điểm đến thu hút nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc thành lập “Thành phố phía Đông”, Tp.HCM mong muốn hỗ trợ các tỉnh lân cận như Đồng Nai và Bình Dương để tạo nên cụm động lực phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, so với các hướng phát triển, khu Đông sở hữu vị trí trọng tâm trong vùng "tam giác vàng" Tp.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ.
Đánh giá về việc hình thành khu đô thị sáng tạo tại 3 quận 9, 2, Thủ Đức, các chuyên gia khẳng định, Q.9 hiện có khu Công nghệ cao lớn thứ nhì cả nước với hơn 700ha, 35.000 lao động, 6 tỷ USD vốn đầu tư. Q.Thủ Đức có 12 trường đại học, trung tâm ĐHQG sáng tạo nhất cả nước. 2 quận này tạo nên 2 cực công nghệ và trí tuệ cao, kết hợp với trung tâm hành chính ở Q.2 sẽ trở thành khu Đô thị thông minh tương tác cao. Đây cũng sẽ là trung tâm để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Trong khi đó, ở Q.2 có Khu đô thị Thủ Thiêm cung cấp hạ tầng cơ sở, tiện ích cho rất nhiều chức năng khác nhau. Nơi đây sẽ có cơ sở hạ tầng chính cho trung tâm tài chính quốc tế của thành phố, là một nơi có tốc độ phát triển kinh tế xã hội vượt bậc những năm qua.
Không thể phủ nhận, suốt thời gian qua khu Đông Tp.HCM được xem là nơi được đầu tư hạ tầng chỉn chu và “mạnh tay” nhất so với các khu vực khác. Hàng loạt dự án hạ tầng lớn đã và đang được hình thành tại đây. Có thể kể đến như đường song hành cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa, nút giao Mỹ Thủy, nút giao An Phú); cầu Thủ Thiêm 2; dự án 4 tuyến đường quanh Khu đô thị Thủ Thiêm; nút giao thông khác tại vòng xoay Mỹ Thủy - công trình trọng điểm về giải tỏa ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái.
Chưa kể, dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động dọc trục cửa ngõ phía Đông từ quận 1, Bình Thạnh đến quận 2, 9 và Thủ Đức vào năm 2020, tuyến này còn kết nối đến cả tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Khu Đông Sài Gòn - dự kiến được thành lập thành phố hiện đang có gì? - Theo CafeF.
Vì sao thành lập "Thành phố khu Đông"?
Như vậy, nếu được thành lập thì “Thành phố phía Đông” sẽ có hơn 1 triệu dân, với diện tích 21.000ha, duy trì mức đóng góp 30% GDP ngân sách quốc gia; trở thành hạt nhân của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Đúng với mục tiêu mà Tp.HCM đã đề ra và mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong một thập kỷ tới.
Một số chuyên gia cho rằng, việc xây dựng và quy hoạch phía Đông thành khu đô thị sáng tạo sẽ là cột mốc làm thay đổi bộ mặt của toàn thành phố. Khu vực này được kỳ vọng góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế và sự hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa phục vụ cuộc sống người dân và vươn tầm quốc tế.
Theo các chuyên gia, nếu có sự quyết tâm của chính quyền cùng những chính sách thật sự mang tính đột phá, khu vực phía đông Tp.HCM có thể trở thành một đô thị xứng tầm với các nước phát triển trong khu vực, đủ sức cạnh tranh với nhiều đô thị lớn trên thế giới.
Khu Đông Sài Gòn - dự kiến được thành lập thành phố hiện đang có gì? - Theo CafeF.
Khu đô thị này hình thành sẽ là động lực để thúc đẩy phát triển, thúc đẩy cả trình độ con người, nâng cao đời sống, tri thức của người dân TP. Đồng thời giúp chuyển dịch cơ cấu dân số, giải quyết bài toán giãn dân, giảm áp lực lớn đối với hạ tầng giao thông TP hiện nay. Đây là bệ phóng giúp Tp.HCM tăng sức cạnh tranh lớn về mọi mặt trên trường quốc tế.
Mới đây, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ủng hộ việc Tp.HCM thành lập “Thành phố phía Đông” càng khẳng định tầm quan trọng của khu vực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Tp.HCM.
Theo đại diện Tp.HCM, dự án “Thành phố khu Đông” là ấp ủ nhiều năm qua của TP, vì thế đến thời điểm hiện tại TP tha thiết mong được thống nhất chủ trương, giao Bộ Xây dựng hướng dẫn để trong quý 3/2020 TP có thể hoàn thành đề án trình Chính Phủ. Dù trước đó, đề án thành lập này vấp phải sự chưa đồng ý từ phía Bộ Xây dựng.
Tuy việc xây dựng khu đô thị sáng tạo là điều cần thiết nhưng TP phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc quy hoạch đô thị về hình dáng, không gian và cảnh quan, nhưng vẫn đáp ứng các tiêu chí để tiếp cận các giải pháp đô thị 4.0.
Trong buổi công bố cuộc thi tuyển quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông Tp.HCM”, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, TP cần phải có một bảng quy hoạch duy nhất, cả phía Tây và phía Đông TP, không cắt ra. Sai lầm trong quy hoạch trong thời gian qua là phát triển nhiều nhà cao tầng bờ Tây sông Sài Gòn, và manh mún khu Đông. Nếu không sửa sai sớm, khu Thủ Thiêm sẽ sớm biến thành đô thị phòng ngủ, toàn chung cư, không thấy trung tâm tài chính đúng nghĩa.
Hoặc