Theo đó, khoản vay này sẽ giúp Indo Trans Logistics (ITL) chuyển đổi và tăng trưởng thông qua bổ sung tài sản, phát triển kho bãi, cơ sở vật chất mới và triển khai hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến.
“Gói tài trợ dài hạn cùng chuyên môn quốc tế của IFC sẽ giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kho vận hiện tại cũng như mở rộng mạng lưới và danh mục kinh doanh của ITL để phục vụ khách hàng tốt hơn,” ông Ben Anh, CEO ITL chia sẻ.
ITL chi đến 1.700 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ M&A với Sotrans với khát vọng trở thành người dẫn đầu
ITL hiện là một trong những công ty logistics và chuỗi cung lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp này là đại diện của 22 hãng hàng không, quản lý hơn 200 chuyến bay mỗi tuần với năng suất 150.000 tấn hàng hóa/tháng. Ngoài ra, ITL hiện có khoảng 150.000 m2 kho bãi tiêu chuẩn quốc tế, 180 đầu kéo container và 250 rơ-móc trên toàn quốc.
Công ty hiện có hơn 1.900 nhân viên với hơn 70 văn phòng chi nhánh và trung tâm phân phối tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Singapore và Thái Lan.
Về thương vụ với Sotrans, giá trị thương vụ không được hai bên công bố. Tuy nhiên, hiện Sotrans đang niêm yết trên sàn HoSE hơn 98,2 triệu cổ phiếu với giá trị vốn hóa tương đương 1.803 tỉ đồng. Ước tính theo giá cổ phiếu kết phiên ngày 17.8 ở 18.350 đồng, ITL ước chi hơn 1.780 tỉ đồng cho thương vụ này.
Phát biểu sau khi hoàn tất thương vụ, Đặng Doãn Kiên, phó chủ tịch khối Đầu tư của ITL Corp cho biết: “Chúng tôi sẽ duy trì chiến lược thương hiệu kép (dual brands) để tận dụng nguồn lực và thế mạnh của hai doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.”
Ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT của ITL Corp
Trước đó Sotrans đã công bố sẽ chi hơn 1.000 tỉ đồng nhằm tăng sở hữu lên 100% vốn tại hai công ty logistics khác là Vietranstimex (VTX) và tổng công ty cổ phần Đường sông Miền Nam (Sowatco). Hiện Sotrans đang nắm lần lượt 84% và 51% tại hai công ty này. Giao dịch dự kiến từ 17.8 đến 10.9.2020.
Sotrans là công ty nhà nước được thành lập năm 1975 và chuyển đổi thành công ty cổ phần từ năm 2007, là một trong những công ty hàng đầu trong ngành giao nhận vận tải quốc tế và dịch vụ kho đa chức năng tại Việt Nam với diện tích hơn 230.000 m2. Đặc biệt, Sotrans có lợi thế trong hoạt động logistics cảng nhờ sở hữu hệ thống cảng cạn như Sotrans ICD, cảng Sowatco Long Bình và Depot Sotrans Mỹ Phước.
Kết quả kinh doanh quý II của công ty cho thấy giảm sút với doanh thu gần 421 tỉ đồng nhưng khoản lợi nhuận tài chính âm -52 tỉ đã kéo lợi nhuận quý âm -8,2 tỉ đồng. Trong khi năm 2019, Sotrans mang lại doanh thu 1.837 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 123 tỉ đồng.
“Tôi tin rằng sự kết hợp về tài sản, mạng lưới hệ thống, công nghệ và đội ngũ nhân sự có chuyên môn của hai doanh nghiệp sẽ hình thành tập đoàn logistics đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn quốc tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành logistics trong nước và khu vực,” ông Đặng Vũ Thành, tổng giám đốc nhận định.
Như vậy, với thương vụ này, ITL đang nỗ lực giành lại thị phần trong ngành logistic tại Việt Nam vốn bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài từ nhiều năm nay.
Hoặc