Doanh thu tỷ USD, lợi nhuận trồi sụt do chi phí lớn
Saigon Co.op hoạt động theo mô hình hợp tác xã (HTX), với 26 HTX thành viên. Đơn vị kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó bán lẻ mang về nguồn thu lớn nhất với hệ thống hơn 110 siêu thị Co.opMart, hơn 350 cửa hàng Co.op Food, 128 cửa hàng Co.op, gần 70 cửa hàng Co.op Smile, 22 cửa hàng Cheers và 4 đại siêu thị Co.op Extra.
Ngoài ra, Saigon Co.op sở hữu 4 trung tâm thương mại Sense City ở Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre và TP.HCM; cửa hàng Bến Thành bên trong chợ Bến Thành và liên doanh với Mapletree (Singapore) triển khai trung tâm thương mại SC Vivo City (quận 7, TP.HCM).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư với công ty con SCID và mảng xuất nhập khẩu, phân phối các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, thực phẩm, bút viết thông qua công ty SCD.
Đồng thời, Saigon Co.op sở hữu thương hiệu Xuân Hồng chuyên sản xuất nông sản thực phẩm và Công ty TNHH thực phẩm quốc tế Nam Dương (liên doanh với Tập đoàn Wilmar) chuyên sản xuất các sản phẩm nước tương, tương ớt, sốt.
Từ năm 2014 đến 2019, doanh thu thuần tính riêng của Saigon Co.op tăng trưởng đều đặn 14-24% mỗi năm từ 10.790 tỷ đồng lên 23.440 tỷ đồng. Hiệu quả kinh doanh cũng được cải thiện khi tỷ suất lợi nhuận gộp tăng dần từ 5% vào năm 2014 lên 9% năm 2019.
Ngoài ra, Saigon Co.op còn ghi nhận 340-760 tỷ đồng doanh thu tài chính mỗi năm. Năm gần nhất 2019, nguồn thu từ hoạt động tài chính của Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM là 460 tỷ đồng.
Trong khi doanh thu thuần tăng trưởng, chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí bán hàng của Saigon Co.op, cũng tăng nhanh. Trong 4 năm gần nhất, chi phí bán hàng đều vượt lãi gộp của doanh nghiệp trên dưới 250 tỷ, chưa kể chi phí quản lý doanh nghiệp bình quân hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
Hậu quả là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Saigon Co.op từ năm 2017 đến 2019 đều âm. Khoản mục này trên báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất của Saigon Co.op lần lượt là -300 tỷ, -1.320 tỷ, -1.250 tỷ đồng.
Dù vậy, nhờ vào nguồn thu nhập khác hàng nghìn tỷ, Saigon Co.op vẫn có lợi nhuận sau thuế rất lớn. Từ năm 2014 đến 2019, lãi ròng của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM dao động từ 830 tỷ đến 980 tỷ đồng. Trong đó, kỷ lục lợi nhuận thuộc về năm 2016 với khoản lãi sau thuế 1.470 tỷ.
Diệp Dũng chỉ đạo huy động vốn trái pháp luật từ những người bên ngoài hợp tác xã với ý đồ thâu tóm Saigon Co.op
Nếu việc tăng vốn không bị thanh tra TPHCM phát hiện thì có lẽ, chỉ cần bỏ ra gần 3.600 tỷ nhóm nhà đầu tư mới có thể đã sở hữu hơn 50% vốn Saigon Coop
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xác định ông Diệp Dũng đã tổ chức chỉ đạo huy động tăng vốn trái pháp luật; tổ chức Đại hội Thường niên trái pháp luật; thực hiện công tác cán bộ trái quy định của Đảng và không trung thực với tổ chức khi có yêu cầu báo cáo.
Diệp Dũng được xác định là người đứng đầu, chỉ đạo các hoạt động với ý đồ thâu tóm Saigon Co.op
Trong năm 2020, Hội đồng quản trị Saigon Co.op chưa xây dựng phương án huy động vốn trình Đại hội thành viên thông qua nhưng việc huy động vốn đã thực hiện trước khi diễn ra Đại hội thành viên bất thường lần 1 ngày 30/1/2020.
Đại hội thành viên bất thường này đã đưa ra nghị quyết thống nhất tăng vốn điều lệ từ 3.200 tỷ đồng lên hơn 6.797 tỷ đồng, theo phương án huy động vốn từ các thành viên.
Có đến 20/26 Hợp tác xã thành viên góp vốn với tổng số tiền hơn 3.597 tỷ đồng. Đơn vị góp nhiều nhất hơn 952 tỷ đồng và đơn vị ít nhất là 50 triệu đồng.
Có một điểm trái ngược là những HTX kinh doanh không hiệu quả lại không góp vốn và những HTX làm ăn thua lỗ lại góp vốn rất lớn.
Theo đó, có hợp tác xã thành viên của Saigon Co.op đạt lợi nhuận 5-6 tỷ đồng nhưng không góp vốn, trong khi phần lớn các hợp tác xã chỉ đạt lợi nhuận sau thuế từ 24 đến 500 triệu đồng một năm lại góp hàng trăm tỷ đồng. Thậm chí một số đơn vị kinh doanh lỗ nhưng vẫn góp 247 tỷ đồng.
Rất may mắn, âm mưu thâu tóm Saigon Co.op đã bị ngăn chặn kịp thời để giữ lại thương hiệu bán lẻ số 1 Việt Nam
Cụ thể, HTX thương mại dịch vụ Linh Tây lỗ gần 49 triệu đồng nhưng góp vốn hơn 925 tỉ đồng; HTX thương mại Thị Nghè lỗ 163 triệu đồng nhưng góp vốn hơn 244 tỉ đồng; HTX thương mại Đô Thành lỗ hơn 721 triệu đồng nhưng góp vốn hơn 247 tỉ đồng.
HTX TM Đô Thành có người đại diện pháp luật là Hàng Thanh Dân. Ông Dân cũng là người đại diện pháp luật của HTX Q3 – đơn vị có lãi nhưng không tham gia góp vốn.
Theo kết luận của thanh tra, các HTX thành viên không cung cấp hồ sơ liên quan việc góp vốn, việc huy động vốn. Đáng chú ý, có 13 HTX thành viên ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Bính (ngụ P.Dương Nội, Q.Hà Đông, Hà Nội) làm việc với đoàn thanh tra, nhưng người này cũng không cung cấp được các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra để làm rõ nguồn vốn góp.
Từ danh sách góp vốn nói trên có thể thấy, nguồn vốn từ bên ngoài đã “chọn” 13 HTX trong đó có Linh Tây, Thị Nghè, Đô Thành để sở hữu cổ phần tại Saigon Co.op. Và tất cả những đích đến đều liên hệ với cái tên Nguyễn Xuân Bính.
Thanh tra TP đã có văn bản đề nghị chủ tịch HĐQT Saigon Co.op tạm dừng tổ chức đại hội thành viên năm 2020 đến khi có kết luận chính thức. Tuy nhiên, Saigon Co.op không chấp hành, vẫn tổ chức đại hội thành viên vào ngày 24-7 để biểu quyết các vấn đề liên quan, làm ảnh hưởng đến hoạt động và nội dung kết luận thanh tra về công tác nhân sự, phương án huy động vốn, tăng vốn điều lệ, việc rút vốn của các HTX thành viên...
Bên cạnh đó, với lý do tổng giám đốc đã không thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên về việc huy động vốn nên đại hội thành viên đã bãi nhiệm chức vụ ủy viên HĐQT và đề nghị cách chức tổng giám đốc. Theo nhận định của Ban thường vụ Thành ủy TP, việc thực hiện công tác cán bộ như trên là trái quy định của Đảng.
Hiện tại, sau khi đình chỉ ông Diệp Dũng, Thanh tra thành phố kiến nghị UBND chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra.
Hoặc