Không tiếc cá to trong ao, sẽ là niềm tự hào nếu Daina là thương hiệu toàn cầu xuất thân từ Việt Nam
“Cá to trong ao” là từ ông Đỗ Anh Tú, TGĐ Diana chia sẻ với truyền thông khi thương vụ với Unicharm được hoàn tất. “Chỉ vì tiếc rẻ một con cá to ở trong ao sẽ làm con cá đó chết vì quá thiếu không khí. Tôi phải thả nó ra và chấp nhận đánh mất cơ hội ở đâu đó như mọi người đang lo lắng, để bước vào cuộc chơi toàn cầu mà không bị sứt đầu, mẻ trán”., Đỗ Anh Tú chia sẻ.
Ông Đỗ Anh Tú, nguyên Tổng giám đốc Diana nói về quyết định bán Diana là để thương hiệu này phát triển hơn
Theo ông, Daina không thể lớn lên hơn nữa và không thể đi ra toàn cầu với bối cảnh và thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng theo ông Tú, thương hiệu Việt khó cất cánh ra toàn cầu khi nó được hạch toán bằng VND, chênh lệch tỷ giá có lúc lên tới 10% và vay với lãi suất 18%/năm. Trong điều kiện như vậy, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển trong nước đã là khó khăn rồi, chưa nói đến việc tích lũy vốn để ra toàn cầu và có lãi.
Một trong những nguyên nhân nữa khiến Diana buộc phải bán lại là quyết tâm của chính Unicharm.
Ông Đỗ Hòa, nguyên Giám đốc marketing khu vực của Tập đoàn Shell phân tích: chiến lược thâm nhập thị trường nhanh nhất của 1 tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia là chọn đối tác địa phương đã có sẵn thị trường, có thương hiệu mạnh, nhà máy, các kênh phân phối, đại lý bán hàng rồi đặt vấn đề mua lại. Trước đây, thị trường đã chứng kiến các trường hợp của PepsiCo và Unilever.
Cũng theo ông Hòa, chiến lược của Unicharm là tiết kiệm thời gian. Họ đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng nên bằng mọi cách họ phải thâm nhập. Và cách nhanh nhất hiệu quả nhất là mua lại người dẫn đầu.
Nên nhớ, trước khi thâm nhập vào Việt Nam, tại thời điểm năm 2011, Unicharm đang chiếm 25% thị phần toàn châu Á.
Sau khi bán Diana cho Unicharm, thương hiệu Việt đã thuộc về tay doanh nghiệp Nhật Bản
“Diana là một công ty mạnh đáng ngạc nhiên về khía cạnh thương hiệu, sản xuất kinh doanh cũng như đội ngũ cán bộ. Unicharm vui mừng vì đã thành công trong thương vụ này”., Ông Takahisa Takahar, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Unicharm Nhật Bản vào thời điểm đó nhận xét.
Và quyết định bán Diana cho Unicharm được ông Tú lý giải là muốn đứa con mình lớn lên và trở thành thương hiệu toàn cầu.
Sức hút của Diana tại thị trường Việt Nam và sự yếu thế khi cạnh tranh với thương hiệu quốc tế
Ngày 25/8/2011, Tập đoàn Unicharm (Nhật) thông báo đã ký thỏa thuận mua lại 34,2 triệu cổ phiếu phổ thông, tương đương 95% cổ phần trong Công ty Cổ phần Diana Việt Nam thông qua Công ty Unicharm Thái Lan.
Giá trị thương vụ được định giá lên đến 128 triệu USD (hơn 2.560 tỉ đồng). Unicharm Thái Lan sở hữu 95% cổ phần trong Diana Việt Nam sau thương vụ này. 5% cổ phần còn lại vẫn do gia đình họ Đỗ và các cổ đông khác nắm giữ ít nhất cho tới khi 2 bên tiếp tục tiến hành chuyển nhượng nốt 5% này theo lộ trình đã thỏa thuận.
Trước khi bán cho Unicharm, Diana là một thương hiệu nội địa mạnh cạnh tranh sòng phảng với ông lớn Kotex đến từ Mỹ
Trước khi bán cho Unicharm, Diana có tổng tài sản 1.425 tỉ đồng, doanh thu 1.020 tỉ đồng. Diana Việt Nam cho biết họ đang chiếm 30% thị phần tã giấy và 40% thị phần giấy vệ sinh, hệ thống phân phối vươn tới 64 tỉnh, thành với hơn 30.000 cửa hàng, siêu thị.
Unicharm cho biết quyết định mua lại Diana với mục tiêu thông qua thương hiệu đã nổi tiếng này để từng bước mở rộng kinh doanh và đưa thêm các sản phẩm khác của Unicharm vào Việt Nam. Việc kết hợp giữa thế mạnh của Unicharm và Diana là kế hoạch dài hơi của công ty Nhật. Chẳng hạn, tận dụng sự hiểu biết tường tận của Diana về thị trường nội địa, cũng như hành vi mua sắm và nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng Việt.
Phía Unicharm cam kết sẽ giữ nguyên đại lý, kênh phân phối của Diana vì đây là thế mạnh chính của Diana và là mục tiêu chính mà Unicharm muốn khai thác. Ngoài ra, trong thỏa thuận giữa 2 bên, các nhân sự cấp cao như Tổng Giám đốc Đỗ Anh Tú sẽ tiếp tục điều hành công ty một thời gian cho đến khi phía Unicharm đủ sức tiếp quản toàn bộ hệ thống và sẽ tiến hành thay nhân sự cấp cao dần dần.
Nói về định hướng M&A ông Đỗ Anh Tú cho biết thêm: “Tôi không có chiến lược bán tỷ lệ 49 – 51%. Tỷ lệ đó sẽ không đưa thương hiệu đi đến đâu, vì thường thì với tỷ lệ sở hữu này, hai đối tác đều trong tâm trạng, ngộ nhỡ nay mai mình bị thâu tóm. Bán 95% cho Unicharm để họ sẵn lòng, toàn tâm đưa Diana trở thành thương hiệu toàn cầu”.
Tất nhiên, tính đến thời điểm hiện tại Diana được bán đi đã đúng hướng với hoạch định của phía bán lẫn phía mua.
Theo thông tin chúng tôi có được, năm 2018, doanh thu Diana đạt 7.482 tỷ đồng – tăng 22%; Lợi nhuận sau thuế 1.109 tỷ đồng – tăng 28% so với năm trước đó và đây là con số kỷ lục từ trước tới nay.
Năm 2018 cũng đánh dấu cột mốc quan trọng của Diana khi lần đầu tiên lợi nhuận ròng công ty vượt mốc 1.000 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi ngày trong năm 2018 Diana ghi nhận doanh thu 20,5 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 3,04 tỷ đồng. Không chỉ có thế, Diana còn đi ra quốc tế khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước Asean. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao một thương hiệu dẫn đầu và chiếm thị phần tốt lại không được doanh nghiệp Việt sở hữu mà buộc phải bán cho nước ngoài?
Những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam tỏ ra yếu ớt và buộc phải bán mình cho các thương hiệu quốc tế
Câu trả lời được chính ông Tú giải đáp: Sẽ là điều rất buồn với bản thân ông nếu Diana trở thành thương hiệu số một ở đất nước hơn 90 triệu dân, nhưng không được coi là thương hiệu toàn cầu. Và nếu ông không bán, thì trong vòng 20 năm tới, Diana cũng là một thương hiệu toàn cầu, nhưng bước đi cũng phải mon men kiểu “bên rìa toàn cầu” giống như một vài thương hiệu Việt đang làm.
Chính thừa nhận của ông Tú và thực tế đang diễn ra với các thương hiệu Việt như; Dạ Lan, Phở 24, X-Men, Sabeco… cho thấy trong cuộc chơi toàn cầu, doanh nghiệp Việt chỉ là con cá to trong một cái “ao làng”.
Bao giờ thực tế đau buồn ấy sẽ được thay đổi. Câu trả lời, có lẽ, không chỉ nằm ở các ông chủ doanh nghiệp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà làm chiến lược, hoạch định chính sách của Việt Nam.
Hoặc