bio-zeem-1315-1631265848-1636436675.png

Tập đoàn De Haus công bố đã mua lại hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Masan. Giá trị giao dịch không được công bố nhưng De Haus được cho là sẽ đầu tư 600 - 700 triệu USD vào chuỗi cung ứng đạm động vật tại Việt Nam.

Đồng thời De Heus và Masan Group cũng thỏa thuận cung ứng chiến lược dài hạn, bao gồm thỏa thuận cung ứng thức ăn chăn nuôi và heo thịt dài hạn mà De Heus sẽ cung cấp cho Masan MEATLife. 

Thương vụ này cho phép cả De Heus và Masan Group tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn theo mô hình 3F (Feed - Farm – Food) tại Việt Nam trên cơ sở phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mỗi bên.

Đây là bước đi cụ thể sau lễ ký MOU vào tháng 9, sau khi Công ty Masan MEATLife công bố kế hoạch tái cấu trúc công ty, dự kiến tách mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi để chuyển đổi thành nền tảng kinh doanh chỉ tập trung vào thịt có thương hiệu.

Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi hiện đóng góp trên 80% doanh thu của Masan MEATLife và được quản lý vận hành thông qua công ty MNS Feed. Năm 2020, thức ăn chăn nuôi đóng góp 13.746 tỷ đồng doanh thu và 950 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Trước đó, trong năm 2015, Tập đoàn Masan đã hợp nhất hai doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi  Anco và Proconco, trở thành một trong những nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam. Hiện MNS Feed có 13 nhà máy thức ăn chăn nuôi và 1 nhà máy premix, với tổng công suất sản xuất lên tới gần 4 triệu tấn.

Để tăng tốc đầu tư ch mảng thịt có thương hiệu, Masan MEATLife đã phát hành trái phiếu với tổng giá trị 7.284 tỷ đồng. Gốc của một phần hoặc toàn bộ lô trái phiếu có thể được thanh toán bằng việc công ty chuyển quyền sở hữu tới tối đa toàn bộ số cổ phần đang lưu hành của Công ty MNS Feed mà công ty đang sở hữu (gần 100% vốn điều lệ) cho các trái chủ sở hữu trái phiếu với giá 10.000 đồng cho một cổ phần MNS Feed.

Việc chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi được xem là nước đi tham vọng của Masan MEATLife trong mảng thịt chế biến. Công ty đặt kế hoạch nắm trong tay 10% thị phần thịt heo của Việt Nam, tương ứng doanh thu từ 35.000 – 45.000 tỷ đồng, cân bằng giữa thịt mát và thịt chế biến.

Ban lãnh đạo Masan MEATLife kỳ vọng biên lợi nhuận EBITDA về dài hạn sẽ đạt trên 20%, một phần nhờ sựđóng góp doanh thu lớn hơn từ các sản phẩm thịt chế biến vốn có biên lợi nhuận cao hơn các sản phẩmthịt tươi. Công ty đặt mục tiêu thịt chế biến sẽ chiếm 40% doanh thu vào năm 2025

Nhờ thương hiệu mạnh, giá bán thịt tươi MEATDeli có diễn biến tốt hơn cũng như tính ổn địnhcao hơn so với giá heo hơi trên thị trường. Ví dụ, trong khi giá heo hơi giảm từ mức hơn 90.000VNĐ/kg tại thời điểm giữa năm 2020 về mức khoảng 45.000 đồng/kg hiện nay thì giá bán trungbình của MEAT Deli chỉ giảm từ 174.000 đồng/kg còn 151.000 đồng/kg.

Về vấn đề nguồn cung heo hơi để phục vụ tăng trưởng mảng thịt có thương hiệu trong tương lai,Masan đặt mục tiêu 80% nguồn cung sẽ đến từ các đối tác là các công ty chăn nuôi heo đầungành. De Heus là một đối tác như vậy và cam kết sẽ cung cấp cho Masan MEATLife ít nhất 2,8 triệu con heohơi trong vòng 5 năm tới. Theo Masan, nguồn cung từ De Heus sẽ chiếm khoảng 30%-40% tổngnguồn cung heo hơi đến từ các đối tác bên ngoài.