Có đến 8 doanh nghiệp có liên quan đến vụ việc bán rẻ 43ha đất “vàng” ở Bình Dương. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Quá trình gây thất thoát tài sản nhà nước trong vụ 43ha đất “vàng” ở Bình Dương có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này bao gồm:
Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2) có tiền thân Tổng Công ty 3/2 là Xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3/2 Sông Bé, được thành lập vào tháng 10/1982 theo quyết định của Tỉnh ủy Sông Bé.
Sau nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung bổ sung ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, tại lần thay đổi thứ 6 (tháng 10/2000), công ty đổi tên thành Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương, là doanh nghiệp Nhà nước, chịu sự chỉ đạo và quản lý mọi mặt của UBND tỉnh với vốn kinh doanh là hơn 58,7 tỷ đồng.
Vào 2010, Tỉnh ủy Bình Dương giao UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và các doanh nghiệp Đảng tiến hành làm thủ tục để chuyển Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương thành tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Năm 2006, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định chuyển công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, là công ty Nhà nước có vốn điều lệ hơn 548,6 tỷ đồng.
Năm 2010 của UBND tỉnh Bình Dương, công ty chuyển thành Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV, là công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Tỉnh ủy Bình Dương là chủ sở hữu) với số vốn điều lệ là 621 tỷ đồng. Tháng 8/2010, Tỉnh uỷ Bình Dương bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh, chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc.
Năm 2011, Tỉnh ủy Bình Dương đã thống nhất chủ trương giao chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo đúng pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng như các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh...
Tháng 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó với các doanh nghiệp của Đảng có thể vận dụng cơ chế, chính sách của nhà nước để thực hiện việc sắp xếp các doanh nghiệp trực thuộc theo quy định hiện hành.
Năm 2015, vốn điều lệ của công ty được tăng thành 1.350 tỷ đồng, Tổng Công ty 3/2 tiến hành cổ phần hóa theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở phương án sử dụng đất, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp là hơn 4.346 tỷ đồng (trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 1.773 tỷ đồng) được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Do khoản lợi nhuận sau thuế còn tồn tại Tổng Công ty 3/2 chưa nộp về Tỉnh ủy theo quy định. Tỉnh ủy đã đồng ý tăng thêm phần vốn Nhà nước hơn 1.226 tỷ đồng cho đủ số vốn 3.000 tỷ đồng.
Ngày 26/3/2018, Tổng Công ty 3/2 tổ chức bán đấu giá cổ phần thu được 1.968 tỷ đồng. Ngày 1/11/2018, Tổng Công ty 3/2 chính thức chuyển thành công ty cổ phần với cơ cấu cổ đông gồm: nhà nước nắm giữ 60,97% vốn điều lệ; cổ đông chiến lược nắm giữ 29% (Công ty CP Sam holding 8%, Công ty TNHH Phát Triển 15%, Công ty CP U&I 6%); công nhân viên và cổ đông mua qua đấu giá nắm giữ 10,02%. Người đại diện theo pháp luật là Trần Nguyên Vũ, kiêm Tổng Giám đốc.
Ngày 18/10/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đồng ý chuyển giao 60,97% phần vốn của Tỉnh ủy Bình Dương tại Tổng Công ty 3/2 cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương (Impco) quản lý và cử ông Huỳnh Thanh Hải làm Chủ tịch HĐTV, kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương, đại diện phần vốn của Đảng tại Tổng Công ty 3/2 sau khi cổ phần hóa.
Công ty CP Bất động sản Âu Lạc (Công ty Âu Lạc) được thành lập và hoạt động từ ngày 22/06/2010 với ngành nghề kinh doanh, tư vấn và quản lý bất động sản…, vốn điều lệ 6 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Dương Đình Tâm, góp 2,7 tỷ đồng (chiếm 45%); ông Huỳnh Trung Nam góp 2,7 tỷ đồng (chiếm 45%); ông Nguyễn Quốc Hùng, góp 600 triệu đồng (chiếm 10%). Người đại diện pháp luật của công ty là ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT.
Những lần thay đổi sau đó, số vốn điều lệ và người đại diện pháp luật của công ty có sự biến đổi. Cho đến lần thay đổi thứ 4 (tháng 11/2018), người đại diện pháp luật quay trở lại là ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) được thành lập và hoạt động theo giấy phép của Công ty TNHH Hai thành viên trở lên từ ngày 9/9/2010. Ngành nghề kinh doanh là bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu… với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, gồm 2 thành viên góp vốn là Công ty Âu Lạc góp 140 tỷ đồng (chiếm 70%); Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (đại diện là ông Huỳnh Thanh Hải) góp 60 tỷ đồng (chiếm 30%). Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Giám đốc.
Những lần thay đổi sau đó, số vốn điều lệ và người đại diện pháp luật của công ty có sự biến đổi. Tại lần thay thứ 7 ngày 1/2/2021, người đại diện pháp luật là bà Đồng Thị Lan, Tổng Giám đốc.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tân Thành (Công ty Tân Thành) hoạt động từ ngày 2/11/2007, vốn điều lệ 480 tỷ đồng với tỷ lệ góp vốn từ Tổng Công ty 3/2 là 144 tỷ đồng bằng quyền sử dụng khu đất 150ha (chiếm 30%); phía 2 đối tác Hàn Quốc góp 336 tỷ đồng (chiếm 70%). Ngành nghề kinh doanh bất động sản, kinh doanh sân golf... người đại diện theo pháp luật là ông Suk Steve Sang Keun, Tổng Giám đốc.
Sau đó, ngày 20/4/2011, công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước với điều lệ như trên, trong đó thay đổi tỷ lệ góp vốn như sau: Tổng Công ty 3/2 góp vốn 14 tỷ đồng bằng khu đất 150ha, (chiếm 30%) vốn điều lệ; Công ty TNHH Phát Triển góp 153,6 tỷ đồng (chiếm 32%); Công ty CP Hưng Vượng góp 182,4 tỷ đồng (chiếm 38%). Người đại diện pháp luật lúc này là ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT. Tiếp đến, năm 2017 công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ giữ nguyên.
Tại lần thay đổi thứ 4, ngày 1/2/2021, công ty này thay đổi người đại diện pháp luật là ông Lê Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc.
Công ty CP Hưng Vượng (Công ty Hưng Vượng) có tiền thân là Xí Nghiệp Chế biến lâm sản xuất khẩu 3/2, được cổ phần hóa năm 2004, vốn điều lệ là 36,4 tỷ đồng, trong đó Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (ông Nguyễn Văn Minh làm đại diện) góp hơn 18,5 tỷ đồng (chiếm 51%). Ngành nghề sản xuất gia công, kinh doanh các sản phẩm từ gỗ… người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT.
Sau nhiều lần thay đổi giấy đăng ký kinh doanh, tại lần thay đổi lần thứ 5 ngày 15/12/2015, vốn điều lệ công ty tăng lên 150 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty 3/2 là cổ đông (chiếm 30,9%); ông Nguyễn Văn Minh (chiếm 23,1%); bà Nguyễn Thục Anh (chiếm 5,1%); ông Võ Hồng Cường (chiếm 17,1%). Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT. Tại lần thay đổi thứ 6 ngày 4/5/2019, người đại diện pháp luật được ghi nhận là ông Võ Hồng Cường, Chủ tịch HĐQT.
Công ty TNHH Phát Triển (Công ty Phát Triển) được thành lập và hoạt động từ ngày 19/3/2002 với vốn điều lệ 18,6 tỷ đồng, gồm 2 thành viên góp vốn, trong đó bà Nguyễn Thục Anh góp 51% vốn điều lệ; bà Trần Đình Như Ý, góp 49% vốn điều lệ. Người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thục Anh, Chủ tịch HĐTV.
Tại lần thay đổi thứ 7 ngày 19/8/2019, vốn điều lệ thay đổi lên là 300 tỷ đồng, trong đó bà Nguyễn Thục Anh góp 51% vốn điều lệ; bà Trần Đình Như Ý góp 49% vốn điều lệ. Người đại diện theo pháp luật được ghi nhận là bà Nguyễn Thục Anh, Chủ tịch HĐTV và Trần Đình Như Ý, Phó Chủ tịch HĐTV.
Công ty CP Tư vấn và thẩm định giá Đông Nam (Công ty Đông Nam) có trụ sở tại số 767 Lê Hồng Phong (phường 12 quận 10, TP. HCM) hoạt động từ ngày 3/1/2007, đăng ký thay đồi lần thứ 9 vào ngày 21/9/2018. Ngành nghề kinh doanh là dịch vụ thẩm định giá với vốn điều lệ 3,5 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là ông Hồ Đắc Hiếu, Tổng Giám đốc.
Hoặc