Đạo luật Bitcoin đã được Hội đồng lập pháp El Salvador thông qua vào tháng 6/2021 và chính thức có hiệu lực từ ngày 7/9 vừa qua, bất chấp cảnh báo từ những tổ chức tài chính quốc tế. Giờ đây, Bitcoin đã trở thành đồng tiền pháp định chính thức ở quốc gia Trung Mỹ này.
El Salvador đã nổ phát súng khai màn, báo hiệu cho một cuộc đua chấp thuận tiền ảo ở các quốc gia đang phát triển mà chủ yếu tập trung ở châu Mỹ. Vậy sau El Salvador sẽ đến lượt nước nào?
Cuba
Hồi cuối tháng 8, Ngân hàng Trung ương Cuba đã công nhận Bitcoin và sắp ra quy định mới điều tiết về tiền ảo. Đây là biện pháp giúp Cuba có thể chuyển tiền qua lại sau khi dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đóng cửa toàn bộ hơn 400 chi nhánh ở Cuba vì áp lực trừng phạt từ phía Mỹ.
Với Bitcoin, người dân Cuba không còn phụ thuộc vào các dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế như Western Union.
Nếu sớm được thông qua ở Quốc hội, Cuba sẽ trở thành nước thứ hai trên thế giới sau El Salvador công nhận Bitcoin. Tiền ảo trở thành phương thức chuyển tiền xuyên biên giới tiện lợi cho người dân Havana, đồng thời cũng giúp tăng thu nhập cho quốc gia vùng vịnh Mexico này.
Ukraine
Chỉ 2 ngày sau khi El Salvador công nhận Bitcoin là đồng tiền pháp định chính thức, Ukraine là nước tiếp theo khởi động tiến trình hợp pháp hóa tiền ảo. Cụ thể vào ngày 9/9, Quốc hội Ukraine gần như đã đạt được sự đồng thuận tuyệt đối để thông qua luật hợp pháp hóa và quản lý tiền mã hóa.
Dự luật được chuẩn bị từ năm 2020 này chỉ còn chờ một bước cuối cùng là trình lên Tổng thống Volodymyr Zelenskyy ký duyệt. Dự luật cho phép người dân Ukraine được mua bán trao đổi tiền ảo, dù các công ty và sàn tiền ảo vẫn chịu sự quản lý của pháp luật.
Mặc dù không được công nhận là tiền pháp định như El Salvador, dự luật của Ukraine sẽ công nhận tiền ảo, ví điện tử và khóa riêng tư là các loại tài sản hợp pháp theo luật pháp nước này.
Panama
Cũng chỉ một ngày sau El Salvador, Hạ nghị sĩ Panama Gabriel Silva đã giới thiệu một dự luật về tiền ảo để trình lên cơ quan lập pháp nước này. Điểm khác biệt so với El Salvador là dự luật đưa ra đề xuất rộng rãi hơn vào các loại tiền mã hóa và công nghệ blockchain, trong đó có ví dụ nêu cao vai trò của Bitcoin, Ethereum và các loại tiền ảo phổ biến hiện nay là phương tiện thanh toán tiện lợi.
Với việc Panama cũng là một quốc gia Trung Mỹ phụ thuộc vào đồng USD, nhiều khả năng Bitcoin sẽ được công nhận chính thức tại quốc đảo trong thời gian tới.
Mỹ
Thượng viện Mỹ tháng trước đã thông qua đạo luật Đầu tư cơ sở hạ tầng và việc làm trị giá 1.000 tỷ USD, trong đó có yêu cầu kê khai thuế với các nhà môi giới tiền ảo. Đây có thể là một phần trong quá trình Mỹ công nhận Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, dù phải mất một thời gian khá dài.
Đạo luật của Mỹ quy định thu thuế tiền ảo sẽ tạo ra một tác động vô cùng lớn với thị trường.
Với quy định trong đạo luật này, tiền ảo được xem là tài sản hoặc một khoản đầu tư có thể bị đánh thuế khi người Mỹ bán chúng đi. Về mặt kỹ thuật, kể cả khi người ta dùng Bitcoin để mua một thứ gì đó, chẳng hạn iPhone, cũng được xem là bán đi và phải báo cáo với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) nếu khoản thu nhập nhiều hơn 10.000 USD trong năm tính thuế.
Dự luật đang chờ Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 9 và có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ đối với thị trường tiền ảo.
Các nước khác...
Ngoài những nước nói trên, một số quốc gia đã cấm tiền ảo và gần như chắc chắn bị loại khỏi danh sách này như Algeria, Bolivia, Nepal hay Cộng hòa Dominica.
Trong khi đó, ngoài Mỹ xem xét đánh thuế tiền ảo, Canada cũng làm điều tương tự khi coi Bitcoin là hàng hóa và giao dịch tạo ra thu nhập sẽ phải chịu thuế. Tương tự là Úc khi tiền ảo được nơi đây coi là tài sản bị đánh thuế trên thặng dư vốn. Như vậy, Canada và Úc có thể là hai nước tiềm năng tiếp theo hợp pháp hóa Bitcoin.
Ngoài ra, còn rất nhiều quốc gia ở châu Âu có quan điểm thân thiện với tiền ảo và có thể có những động thái bất ngờ tiếp theo như Estonia, Phần Lan, Đức, Croatia, Bỉ, Ý, Ireland...
Hoặc