Theo đó, PTB sẽ đầu tư gần 429 tỷ đồng cho nhà máy mới được xây dựng trên tổng diện tích 52 ha chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu triển khai từ tháng 9 năm nay, dự kiến hoàn thiện và đưa vào khai thác từ tháng 3.2021.
Lãnh đạo công ty nhấn mạnh xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam trong ngành gỗ ngày càng mạnh mẽ. Điều này được thúc đẩy bởi chi phí nhân công ngày càng cao và các sản phẩm gỗ Trung Quốc đang bị đánh thuế cao tại thị trường Mỹ.
Nhà máy chế biến gỗ ở Phù Cát của Tập đoàn Phú Tài đã không đủ công suất nên công ty quyết định đầu tư nhà máy mới
Theo đó, nhiều khách hàng mua bán sản phẩm gỗ trong nhà, đặc biệt sản phẩm nhà bếp từ Mỹ đã và đang dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam với sản lượng lớn. “Các nhà máy sản xuất nguyên liệu của công ty hiện có điều kiện để sản xuất mặt hàng khách hàng có nhu cầu”, hội đồng quản trị nhấn mạnh trong nghị quyết.
Phú tài thành lập 1994, tiền thân là công ty thuộc Bộ tư lệnh quân khu với lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng. Năm 2000 tham gia ngành gỗ vào và nhà máy chế biến đầu tiên hoạt động năm 2004 tại Đồng Nai. Hiện công ty sở hữu 3 nhà máy chế biến gỗ Đồng Nai, Thắng Lợi và VinaG7 sau khi mua lại 75% vốn nhà máy vào năm 2016.
Sau khi cổ phần hóa năm 2004, Phú Tài trở thành công ty tư nhân hoạt động đa ngành với ba mảng chính: sản xuất chế biến gỗ; khai thác và kinh doanh đá xây dựng; phân phối ô tô Toyota.
Năm 2019 công ty đạt doanh thu 5.549 tỷ đồng, mảng gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 38%; mảng ô tô thương mại chiếm 32,5% và đá xây dựng góp 27%. Phần lớn khoản lợi nhuận 456 tỷ đồng đóng góp từ hai mảng đá và gỗ trong khi mảng ô tô thương mại khá nhỏ.
Phần lớn cổ phần PTB được sở hữu bởi lãnh đạo chủ chốt của công ty, trong đó chủ tịch HĐQT Lê Vỹ và gia đình nắm gần 22% vốn điều lệ, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc Lê Văn Thảo và gia đình nắm khoảng 9,34%.
Nửa đầu năm 2020, công ty ghi nhận doanh thu 2.562 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng sụt giảm hơn 24%, đạt 143 tỷ đồng.
Hoặc