Tại kỳ họp Quốc hội lần này, một trong những nội dung được giới đầu tư chú ý là phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước, gồm các thành viên mà Nhà nước nắm trên 50% cổ phần.
Nếu Agribank có tờ trình cụ thể của Chính phủ về phương án bố trí khoảng 3.500 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, thì ba thành viên còn lại (gồm Vietcombank , BIDV và VietinBank ) chưa có thông tin công bố chi tiết về nội dung trình Quốc hội hay không; cụ thể tại từng trường hợp như thế nào.
Cụ thể tại từng trường hợp, vì trong nhóm trên ("Big 4") có những đặc điểm khác nhau. Trong đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) khá đặc biệt.
Khẩu phần của cơ chế
Từ trước và cho đến nay, trong "Big 4", VietinBank là thành viên duy nhất đã sớm hoàn chỉnh mô hình sau cổ phần hóa.
Sau khi cổ phần hóa, giai đoạn từ 2009, ngân hàng này nhanh chóng lần lượt dùng hết các dư địa mà mô hình - cơ chế Nhà nước cho phép. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lấp đầy; giới hạn tỷ lệ sở hữu của Nhà nước khai thác tối đa, xuống còn gần 65%.
Những đặc điểm trên khiến VietinBank trở nên đặc biệt trong nhóm, khi đặt ra yêu cầu tăng vốn gắn với cơ chế.
Sau khi dùng hết các giới hạn trên, vốn chủ sở hữu "Thánh Gióng", ngân hàng này nhanh chóng mở rộng quy mô tín dụng, tổng tài sản. Một so sánh, nếu nhìn cả quá trình nhiều năm qua, VietinBank từng có lợi nhuận thấp hơn nhiều lần so với Vietcombank; nhưng sau cổ phần hóa, giai đoạn trên, đây trở thành hiện tượng rút ngắn và gia tăng lợi nhuận, thậm chí có những năm vươn lên dẫn đầu toàn hệ thống.
Thế nhưng, cũng nhìn cả một quá trình, nhất là khi đặt trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 mà Thủ tướng đã phê duyệt, VietinBank nằm ở tình thế đi trước, về sau.
Cụ thể, họ đi trước về việc sử dụng hết các khẩu phần cơ chế trong tăng vốn và các giới hạn về sở hữu, nhưng lại về sau (và hiện chưa rõ khi nào đến đích) ở các chỉ tiêu quan trọng.
Đó là, từ năm 2016, Vietcombank đã tất toán xong toàn bộ nợ bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Sau đó đến lượt BIDV, rồi ngay cả Agribank cũng cán đích này dù khó khăn về vốn nổi bật hơn (quy mô thấp nhất trong nhóm và nợ xấu từng ở mức cao).
Tiếp đến, từ 2018 rồi 2019, đầu 2020, một loạt khoảng 20 ngân hàng thương mại đã đáp ứng xong yêu cầu đủ vốn, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn Basel II, thậm chí một số thành viên còn chủ động cả 3 trụ cột của Basel II.
Còn VietinBank, đi trước và nhanh chóng tích tụ được nguồn lực lớn mà cơ chế - mô hình cổ phần hóa mang lại, nhưng đến nay vẫn chưa rõ khi nào về được hai đích quan trọng trên.
Điểm được chú ý, cơ chế của chính sách cho các ngân hàng sau cổ phần hóa đều công bằng như nhau, khẩu phần như nhau. Và có lẽ đây là một trong những lý do mà Quốc hội chưa có thay đổi để "tạo điều kiện" hay không.
Giai đoạn môi trường rủi ro và nhiều bất ổn bộc lộ trong nền kinh tế, VietinBank vận động nhiều và liên tục tăng mạnh tổng tài sản - Nguồn: VietinBank
Nguyên do của nội tại
Sẽ hợp lý nếu như VietinBank là thành viên đầu tiên cán được hai đích trên. Vì họ là trường hợp đầu tiên, sớm và duy nhất dùng hết cơ chế cho phép. Họ cũng đã sớm tích tụ được nguồn lực vốn chủ sở hữu rất lớn, tăng rất nhanh sau cổ phần hóa.
Nhưng nguyên do vì sao đi trước, về sau? Có phải vì cơ chế không đáp ứng yêu cầu tăng vốn cho họ hay không?
Trả lời những câu hỏi trên, có một miếng ghép thuộc về nội tại ngân hàng.
Năm 2009, VietinBank cổ phần hóa, niêm yết cổ phiếu trên sàn, lấp đầy "room" sở hữu nước ngoài… Nguồn lực vốn chủ sở hữu từ 18.170 tỷ đồng năm 2010 đột biến lên 55.013 tỷ đồng sau 4 năm. Quá trình tăng tốc của ngân hàng này nằm ở đây.
Nhưng, có một điểm về bối cảnh. Đó cũng là giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, rồi ngay sau đó là bất ổn hệ thống ngân hàng và môi trường kinh doanh, với nóng bỏng lạm phát, tỷ giá, thị trường vàng, rồi nợ xấu 2010-2014.
Thời điểm này, khi yêu cầu tăng vốn cho VietinBank đặt ra và được cho là cấp bách, nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giãn cách xã hội vừa trải qua.
Khi dịch bùng phát, phản ứng thông thường của người dân là hạn chế đi lạ, hạn chế tiếp xúc và giao kết. Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2010-2014 nói trên cũng vậy, môi trường rủi ro bộc lộ, nhiều ngân hàng tạm chững lãi, phòng thủ thay vì đẩy mạnh, mở rộng mạnh mẽ các hoạt động, như một lựa chọn để hạn chế khả năng "lây nhiễm" nợ xấu, rủi ro…
Thế nhưng, đó lại chính là giai đoạn VietinBank tăng trưởng bùng nổ các hoạt động.
Dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng hơn gấp đôi trong giai đoạn đó... Nguồn: VietinBank
Cụ thể, tổng tài sản của họ năm 2010 mới 367.731 tỷ đồng thì chỉ sau 4 năm đã vọt lên tới 661.132 tỷ đồng, tăng trưởng gần 80%.
Dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng hơn gấp đôi, từ 234.205 tỷ đồng năm 2010 lên tới 542.685 tỷ đồng năm 2014.
Nhìn sang hiệu quả, trong khi tổng tài sản và dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh như vậy, nhưng lợi nhuận trước thuế của VietinBank lại… sụt giảm liên tiếp ba năm 2012, 2013 và 2014.
Thế nhưng, lợi nhuận lại không tăng theo mà liên tiếp sụt giảm - Nguồn: VietinBank
Khi mà tổng tài sản tăng rất mạnh, tín dụng tăng rất mạnh, nhưng lợi nhuận lại liên tiếp sụt giảm thì dẫn đến một góc nhìn: chất lượng tài sản có vấn đề. Theo đó, phản ứng phòng thủ trong môi trường xấu để hạn chế bị "lây nhiễm" nợ xấu, rủi ro mà nhiều ngân hàng khác thực hiện được xem là một dẫn chiếu tham khảo. Còn VietinBank, như trên, lại khác.
Môi trường ô nhiễm, càng vận động mạnh và vận động nhiều thì cơ thể càng hứng chịu. Với ngân hàng, khi vận động nhiều mà chất lượng tài sản kém đi, lợi nhuận càng giảm sút thì có vấn đề, một mặt tác động ngay và rõ dần ở tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Việc xử lý chất lượng tài sản sau đó kéo dài, cải thiện CAR vì thế cũng lâu dài. Tại VietinBank, đến nay CAR đang là điểm yếu chính.
Như vậy, khi nhìn vào nội tại ngân hàng cả một quá trình, nguyên do khó khăn và tình thế của VietinBank hiện nay không hẳn do cơ chế Nhà nước thiết lập eo hẹp, hoặc không tạo điều kiện.
Cơ chế là công bằng giữa các thành viên. Nếu khác đi ở một trường hợp nào đó sẽ dẫn đến lệch về công bằng cạnh tranh.
Cho đến nay, Quốc hội vẫn chưa từng có thông tin nào gợi mở là sẽ sửa cơ chế hoặc tạo điều kiện nào đó cụ thể. Bởi như trên, không hẳn khó khăn, yêu cầu cấp bách là do cơ chế Nhà nước.
Hoặc