Gồng lỗ hay Gồng lời? - YouTube

Đối với mình thì nguyên nhân chính của việc chốt lời sớm đó là do nhìn chart (biểu đồ) quá nhiều, làm hoang mang, lo lắng, tim rung rinh xao xuyến rồi bấm chuột cắt lệnh cho tim được thoải mái. Đã đau tim thì không chơi, đã chơi thì phải luôn có thuốc trợ tim một bên nhé mọi người ơi !

Tất nhiên nhiều người sẽ nghĩ cắt sớm còn hơn để nó chạm stop loss. Mình không nói nó đúng hay sai vì họ có cách Trade riêng, miễn sao có lời. Tuy nhiên, đối với mình nếu chúng ta tư duy như vậy thì dần dần sẽ thành thói quen chốt sớm hơn so với TP đã đặt ra lúc ban đầu.

Như vậy đáng lẽ lệnh thắng giá sẽ đi được xa, nhưng chúng ta chỉ chốt lời ít. Trong khi những lệnh thua thì chúng ta chấp nhận để nó chạm SL. Điều này về lâu về dài chắc chắn sẽ làm tài khoản giảm xuống.

Quản Trị Cảm Xúc” không chỉ là việc làm đơn thuần khi bạn thua lỗ sau dãy dài, bạn tắt máy tính, ra ngoài chơi hay làm bất kỳ điều gì tránh việc vào lệnh để lấy lại tâm thế giao dịch.

Mà nó còn là một hành trình không ngừng nghỉ, nhìn lại bản thân, đào sâu cảm nhận bên trong của mỗi người. Sự hiểu biết về chính mình. Biết lúc nào dừng, biết lúc nào giữ, biết lúc nào buông, biết lúc nào nắm.

Hãy tự tập cho mình thói quen mỗi khi vào lệnh, theo dõi chính diễn biến cảm xúc của mình, ghi ra giấy hay nhật ký giao dịch. Sau này, khi nhìn lại, bạn sẽ thấy điều đó thực sự ý nghĩa, đó chính là chìa khóa để học tâm lý đám đông cũng như quản lý cảm xúc bản thân.

Rồi Bạn nhận ra rằng, dù lập luận của mình có đúng, có chuẩn xác đến đâu, thì điều đó cũng chẳng liên quan gì đến việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Việc gồng lời còn đáng sợ hơn cả việc cắt lỗ, cắt lỗ xong là xong, tuy mất nhưng lòng thanh thản, nhưng gồng lời nó là cả một quá trình, một trạng thái xung đột giữa các suy nghĩ của bản thân. Trong đầu bạn giờ đây, việc gồng lời đã trở thành một chiến trường đúng nghĩa.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Thuỳ Trang - Sáng lập viên Diễn đàn Chứng khoán Việt Nam)