Thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) là gì? Tác động của thông  tin bất cân xứng

Từ thống kê của 5 cơn đại sóng 2001-2002, 2006-2007, 2009, 2018 và 2020 đến nay, chúng tôi nhận thấy trong những giai đoạn đầu tiên của sóng, sự tăng trưởng của giá cổ phiếu luôn có sự bất xứng. Các sector sẽ có tỷ lệ tăng khác nhau. Ngay cả trong cùng một nhóm ngành, thường những cổ phiếu đầu đàn sẽ tăng tốt hơn, đột biến hơn.

Tuy nhiên, trong thời gian đủ dài, sự cân bằng sẽ được trở lại. Ở những giai đoạn giữa chu kỳ bắt đầu thu hẹp khoảng cách bởi những cổ phiếu nhóm midcap. Còn đến khi “cả làng cùng vui”, đến cả những cổ phiếu penny cũng bắt kịp tỷ lệ so với đầu đàn, tức là cơn sóng đi vào cuối chu kỳ.

Đã từng có lúc không còn cổ phiếu dưới mệnh giá, bất kể khi đạt giá 10, P/E trở thành cao vút. Cho dù cá nhân luôn tránh xa các cổ phiếu thiếu nền tảng cơ bản, nhưng tôi không bao giờ gọi đó là cổ phiếu “rác”. Chúng ta sống không đủ lâu so với bất kỳ một doanh nghiệp nào để có thể phán xét vội vàng. Biết đâu họ có thể thay đổi, họ có thể tiến bộ, những câu chuyện “bánh vẽ” của họ biết đâu gặp may mắn lại trở thành hiện thực.

Quay trở lại với những điểm căn bản của Lý thuyết “Cân bằng bất xứng”. Nếu áp dụng nhuần nhuyễn Lý thuyết này, NĐT có thể tối ưu hóa lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán. Ở giai đoạn đầu hay giữa chu kỳ, họ sẽ đầu tư chủ yếu vào những con ngựa đầu đàn, khỏe nhất đàn. Ở giai đoạn cuối họ lại chuyển sang chơi hàng nhỏ. Nhưng đây chỉ là lý thuyết, rất khó xảy ra trong thực tế. Để tránh việc phải “đoán” sóng, một số NĐT trong đó có cá nhân tôi, lại sử dụng phương pháp ĐẦU TƯ TÍCH SẢN DÀI HẠN bằng các cổ phiếu của các doanh nghiệp dẫn đầu. Còn sau đó có thể sử dụng đòn bẩy tài chính từ tài sản này, để thử sức theo Lý thuyết.

Có nhiều NĐT đã rất thành công khi bắt đầu mua cổ phiếu hồi tháng 5/2020 và nắm giữ cho đến bây giờ. Mức độ thành công dù có thể khác nhau một chút, nhưng tôi tin rằng hầu hết đều cao hơn 150% / năm. Dù có thể họ đã chốt lời từng phần, chốt lời theo từng giai đoạn, rút bớt một phần vốn (hay lãi), nhưng về cơ bản họ vẫn ở trong thị trường. Họ là những chiến binh tuyệt vời.

Đây là những tinh hoa, như người ta nói “ăn bằng lần”. Bên cạnh đó, lại có những NĐT dù cũng tham gia thị trường từ thời điểm đó, nhưng kết quả lại rất nhỏ nhoi. Ngoài ra, còn có nhiều NĐT mới chỉ tham gia thị trường gần đây. Họ gần như chưa ăn gì, thậm chí cá biệt còn đang thua lỗ. Họ chưa thành công phần lớn là do chưa xây dựng được một phương pháp đầu tư chuẩn mực, chưa xây dựng được cách thức QTRR và GD phù hợp. Họ cũng mua HPG, VCI, TCB, PVS như nhiều người khác, nhưng tại sao lại vẫn lỗ? Cần kiên nhẫn, kỷ luật và kiềm chế. Dù là cổ phiếu tốt, sẽ tăng trưởng bền vững, nhưng luôn có những biến động ngắn hạn.

Tôi còn nhớ có bạn mua VCI giá 25 với toàn bộ sức mua, sau đó đã cắt lỗ giá 21 vì bị xử lý Margin Call. Hoặc có bạn mua HPG 23, chờ mãi nó chả lên gì, toàn đi ngang và đỏ nhẹ, đến khi tăng lên 24 bán hết, mừng như trút được gánh nặng. Đừng hy vọng giàu nhanh. Tôi còn nhớ mãi dòng cảm thán của các fan HPG “Lên mạnh nhất chỉ được 1%, cả đời người chưa thấy màu tím bao giờ”. Thế nhưng chính những người này lại là những người ăn “dày” nhất sau một khoảng thời gian.

Bạn đã có bao giờ “uất hận” khi thấy “ông bên cạnh” hỉ hả với toàn cổ phiếu tím, còn mình thì toàn đứng yên chưa? Bạn đã bao giờ bán cổ phiếu vì nó “yếu”, mua con khác vì nó “mạnh” hay chưa? Trước khi đau buồn hay nhất nút enter, hãy suy nghĩ kỹ là lúc mình mua, lý do là gì? Nếu chưa có biến động và thay đổi mục tiêu, cần suy xét kỹ và kiên nhẫn hơn. Cũng không nên suy nghĩ AQ rằng “Nó ăn may thôi, con mình mới là nhất”. Mà vẫn phải tìm hiểu những lý do về “con của nó”.

Nếu đó chỉ là biến động nhất thời, không cần quan tâm. Nhưng nếu đó những kiến thức và cổ phiếu mình chưa phát hiện ra, nên xem xét để hành động khi có thời cơ thích hợp. Tuy vậy, thông thường “sóng ngành” không kết thúc quá sớm. Đầu năm chúng ta tin tưởng vào nhóm Tài chính (Bank + CK), nhóm Vật liệu (Thép) và nhóm Dầu khí. Nhưng chỉ cần một vài biến động, một nhịp nghỉ để tích lũy tạo nền, chúng ta đã vội vàng coi là “hết sóng”, nhảy lóc cóc sang nhóm khác. Có thể sẽ có lúc động lực tăng của những nhóm này sẽ yếu dần, nhưng chắc chắn chưa phải là trong năm 2021 này.

Chứng khoán không phải là sòng bài, cũng không phải là Zero-Sum game. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển từ thị trường “rừng rú” lên những tầm cao mới, cơ hội để thành công là rất rộng mở. Để làm được điều này cần sự hỗ trợ của Chính sách, sự ổn định của Hệ thống, và quan trọng nhất là nâng tầm kiến thức, rèn bản lĩnh, mở tư duy của Nhà đầu tư.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Ông Nguyễn Hồng Điệp - CEO tại CTCP Tư Vấn Đầu Tư S-Talk)