Được thành lập vào năm 1999, ITL có 6 thành viên, đứng đầu là ông Trần Tuấn Anh, sinh năm 1972 với vai trò chủ tịch. Thời điểm đó, chỉ đơn thuần cung ứng các dịch vụ giao nhận riêng lẻ trên đường bộ và làm đại lý hàng không. Theo tâm sự của những thành viên sáng lập: ITL lúc đó hoạt động với mục tiêu duy nhất là có doanh thu và duy trì được công ty. Tuy nhiên, thời điểm công ty bước sang tuổi 21 vào năm 2020. ITL đã là một thế lực lớn trong ngành Logistics Việt Nam.
ITL hiện tại là một trong những tập đoàn lớn trong lĩnh vực logistics của Việt Nam
Đến thời điểm hiện tại, ITL có hơn 70 văn phòng với hơn 1.900 nhân viên chuyên môn cao trải dài khắp Việt Nam và một số nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Singapore.
Ngoài tiềm lực nội tại, ITL còn mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng khi liên doanh hoạt động tại Việt Nam với các "ông lớn" Logistics trên thế giới như: Mitsubishi Logistics, CEVA Logistics, Keppel Logistics, UPS Supply Chain….
Tháng 6/2019, ITL vận hành khu phức hợp Logistics ITL-ICD Tân Cảng Sóng Thần tại Bình Dương với quy mô hơn 50.000m2, tầm cỡ bậc nhất Đông Nam Á, đóng góp đáng kể vào chuỗi giá trị cung ứng trong nước và khu vực. Dự án này là kết quả từ cú bắt tay chiến lược giữa ITL và ICD Tân Cảng Sóng Thần (thành viên của SNP).
Hiện nay, ITL là chuyên gia cung cấp giải pháp logistics tích hợp hàng đầu về vận chuyển hàng không, vận tải quốc tế, logistics tổng hợp, dịch vụ đường sắt, hải quan và dịch vụ phân phối tại Đông Dương, hậu cần thương mại điện tử, chuyển phát nhanh, dịch vụ kho bãi với hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế trải dài khắp Việt Nam và có diện tích hơn 300.000m2.
Ông Trần Tuấn Anh, một trong 6 cổ đông sáng lập ITL hiện đang nắm giữ 48% cổ phần của tập đoàn
Theo đó, ITL là đại diện của hơn 22 hãng hàng không như Thai Airways, Qatar Airways, AirBridge Cargo, Jestar Airlines, Ana Cargo, AirFrance, Delta Air Lines, Vietnam Airlines...; khai thác hàng hóa cho hơn 300 chuyến bay mỗi tuần, với năng suất hơn 150.000 tấn hàng mỗi năm.
Trong mảng logistic, hiện tại ITL đang phân phối độc quyền các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh của hai đối tác lớn là Thai Corp International (Việt Nam) và Unilever Việt Nam. Các mặt hàng tiêu dùng chủ lực của Thai Corp như Nước uống tăng lực Red Bull, cá hộp ba cô gái, khăn giấy Cellox và Zilk… sẽ được đội xe tải có tải trọng từ 1 tấn – 15 tấn của ITL phân phối. Unilever có hơn 400 nhãn hàng, trong số các sản phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort, Vaseline, Pond's, P/S, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight,...
Số liệu tài chính cho thấy tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của ITL đạt hơn 2.400 tỷ đồng. Công ty này mới tăng vốn từ 698 tỷ lên 794 tỷ.
Chủ tịch Trần Tuấn Anh, đang nắm khoảng 48% công ty, bao gồm số cổ phần sở hữu bởi công ty Sea Investment Corporation do ông Tuấn Anh làm chủ sở hữu. Năm ngoái, Symphony Logistics PTE LTD đã chi 42,6 triệu USD mua 25,12% cổ phần tại ITL từ Singapore Post.
Ba cá nhân nắm giữ cổ phần của ITL là bà Nguyễn Thị Như Mai, nắm 4,65% và hai cổ đông nước ngoài khác đang nắm giữ hơn 10% cổ phần của ITL Corp là ông Veera Satchatippavarn (quốc tịch Thái Lan), một trong những nhà sáng lập Công ty và ông Zulkifli Bin Baharudin – lãnh đạo của Singapore Post.
Năm ngoái, ITL đã chuyển đổi khoản vay của Templeton Strategic Emerging Markets Fund IV, LDC, thành vốn cổ phần bằng cách phát hành 9.580.869 cổ phần cho Templeton, nắm giữ khoảng 12% trên vốn mới.
Về tình hình kinh doanh, năm 2019, tổng doanh thu của ITL đạt 3728 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với năm trước, trong đó, hơn 60% doanh thu đến từ vận chuyển hàng không. Công ty lãi trước thuế 259 tỷ trong năm 2019, tăng 24% năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 210 tỷ đồng, tăng 13,5%.
Nói về khoản vay 70 triệu USD của IFC, ông Đặng Doãn Kiên, Phó chủ tịch ITL cho rằng: việc ITL huy động được 70 triệu USD từ IFC sẽ cải thiện đáng kể hệ thống tài sản của ITL, cho phép Tập đoàn sở hữu hệ thống về cảng biển, cảng sông, hệ thống sà lan thủy nội địa, ICD, kho bãi… Đồng thời, cho phép ITL bắt đầu chiến lược thương hiệu kép (dual – brand) một cách nhanh nhất vì đã sở hữu được các thương hiệu và hệ thống vận hành mạnh đã được xây dựng từ những năm 70.
Việc chi đến 1.780 tỷ đồng để thâu tóm Sotrans, sẽ giúp ITL nâng cao nền tảng tài sản, các cảng, vị trí Logistics trọng yếu… để duy trì vị trí dẫn đầu của mình trong chuỗi Logistics, cạnh tranh với các công ty hậu cần lớn trên thế giới.
Còn theo ông Đặng Vũ Thành, tổng giám đốc Sotrans thì: “Sự kết hợp về tài sản, mạng lưới hệ thống, công nghệ và đội ngũ nhân sự có chuyên môn của hai doanh nghiệp sẽ hình thành tập đoàn logistics đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn quốc tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành logistics trong nước và khu vực”.
Hoặc