Stic Investments được thành lập từ năm 1999, công ty hiện đang quản lí 4,5 tỉ USD tiền đầu tư. Đáng chú ý, trong danh mục đầu tư của Stic Investments còn có Masan Group của Việt Nam và Big Hit Entertainment, công ty đứng đằng sau nhóm nhạc Kpop đình đám BTS.

Tuy nhiên, đại diện Grab đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Bất chấp tác động từ COVID-19 gây ra cho các doanh nghiệp tiêu dùng, Grab vẫn có thể gọi vốn thành công. Grab cũng là một trong những "công ty khởi nghiệp" nhận nhiều vốn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Grab hoạt động trên đa lĩnh vực: Từ gọi xe, giao món, chuyển hàng cho tới thanh toán.

Grap đứng đầu thị trường Việt Nam khi chiếm đến 73% thị phần bỏ xa các đối thủ còn lại

Tổng cộng, Grab đã gọi vốn được 10 tỉ USD cho tới hiện tại, trong đó có 3 tỉ từ SoftBank. Công ty được định giá khoảng 14,3 tỉ USD, theo CB Insights.

Grab tiếp tục chứng minh mình là một trong những công ty khởi nghiệp (startup) nhận nhiều vốn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê của ABI Research, 6 tháng đầu năm, đã có 200 triệu chuyến xe hoàn thành thông qua các ứng dụng tại Việt Nam. Trong số này, Grab áp đảo với 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần.

Theo ước tính của Google và Temasek thị trường gọi xe công nghệ của Việt Nam có thể tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2025.

Đây chính là lý do mà Grap được kỳ vọng và thu hút nguồn lực đầu tư lớn. Trước đó, Grap đã tiến lên một tầm cao mới khi mua lại Uber để độc chiếm thị trường Việt Nam.

Mặc dù chiếm thị phần lớn nhưng năm 2018, Grap vẫn lỗ đến 900 tỷ đồng, lỗ lũy kế lên đến 2600 tỷ đồng

Đối thủ cạnh tranh được kì vọng gây áp lực cho Grap chính là GoViet. Tuy nhiên, hiện tại GoViet có vẻ vẫn không gây áp lực lớn khi chỉ chiếm được 21 triệu chuyến xe hoàn thành, tương ứng 10% thị phần. Thậm chí, còn đứng sau cả doanh nghiệp nội là Bee.

Mới đây, GoViet đã thay đổi tổng giám đốc mới lần thứ 3 sau khi gia nhập và thị trường Việt Nam và đổi tên thành Gojek Việt.