Mục đích của chúng tôi là đưa nhiều thông tin nhất để quý lãnh đạo doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể và khác quan với một thị trường M&A lên đến 55 tỷ USD tính đến năm 2019.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vũ Đại Thắng: trong 10 năm qua, hoạt động M&A đã tăng trưởng không ngừng và trở thành một xu thế quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nếu năm 2009, tổng giá trị thương vụ M&A chỉ đạt 1,1 tỷ USD thì đến năm 2018, con số này đã đạt 7,64 tỷ USD. Qua đó, tổng giá trị thương vụ trong thập kỷ qua đạt khoảng 55 tỷ USD.
Chưa có số liệu năm 2020 nên chúng tôi sẽ nêu số liệu tính hết 2019 với 10 thương vụ M&A tiêu biểu:
1. SK Group chi 1 tỷ USD để sở hữu 6,15% vốn điều lệ Vingroup.
Thương vụ được ký kết vào ngày 16 tháng năm 2019. Giá trị thương vụ tương đương 23 ngàn tỷ đồng. SK hiện là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc với các lĩnh vực hoạt động như viễn thông, công nghệ, điện tử, năng lượng, logistics và dịch vụ. Trong khi đó, Vingroup hiện là tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam với định hướng trở thành tập đoàn công nghệ – công nghiệp – thương mại dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai.
SK Group chi 1 tỷ USD để sở hữu 6,15% vốn điều lệ Vingroup.
SK nổi lên tại thị trưởng Việt Nam với các thương vụ đầu tư vào Vingroup và Masan. Ngoài ra, SK cũng là cổ đông lớn nắm giữ 5,23% cổ phần tại PV Oil (thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam), 25% vốn của Lô dầu khí 15-1/05, 50% vốn liên doanh với tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - Newtruck House.
2. Taisho (Nhật Bản) sở hữu 50,78% của Dược Hậu Giang.
Giá trị thương vụ ước tính 3.000 tỷ đồng (do mua nhiều lần và nhiều thời điểm khác nhau). Được biết, Taisho là doanh nghiệp thành lập từ năm 1912, có vốn điều lệ vào khoảng 30 tỷ Yên Nhật, tương đương hơn 6.200 tỷ đồng. Công ty cũng đang sở hữu 10 công ty con, có 1 công ty liên kết cùng 8 nhà máy sản xuất tại Nhật Bản. Hiện doanh nghiệp này là một trong 5 tập đoàn dược phẩm lớn nhất tại Nhật Bản với tổng tài sản lên tới hàng tỷ USD và mạng lưới chi nhánh rộng khắp châu Á.
3. Saigon Co.op mua lại Auchan Việt Nam.
Mặc dù giá trị thương vụ này không được tiết lộ nhưng đây là một trong những thương vụ ấn tượng năm 2019 vì rất hiếm khi một doanh nghiệp nội thâu tóm doanh nghiệp ngoại. Theo đó, với việc mua lại Auchan, Saigon Co.op sẽ đạt mục tiêu 1000 điểm bán.
4. Mitsui chi 135 triệu USD mua hơn 35 % cổ phần thủy sản Minh Phú.
Minh Phú hiện sở hữu hai nhà máy chế biến và trang trại nuôi tôm với diện tích 900 ha ở phía Nam Việt Nam. Công ty đã tạo dựng một vị thế vững chắc bằng cách tích hợp tất cả các giai đoạn từ nuôi tôm đến chế biến và bán hàng.
5. Gelex từng bước thâu tóm "ông lớn" ngành xây dựng - bất động sản Viglacera.
Hiện tại, Gelex nâng sở hữu lên 25%, đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Viglacera được tổ chức hôm 26/6 đã nhất trí bầu ông Nguyễn Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024. Trước đó Gelex cũng thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp khác như: Chế tạo Cơ điện Hà Nội (HEM – 65,88%) và Công ty Dây đồng Việt Nam (CFT – 36,35%), Cadivi, Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans) và Công ty Cổ phần Thiết bị điện (Thibidi), Sowatco hay Thiết bị điện Đông Anh.
6. BIDV hoàn tất thương vụ M&A có giá trị cao nhất trong lịch sử.
Tổng giá trị giao dịch của thương vụ lần này đạt 20.208 tỷ đồng, tương ứng 882 triệu USD. KEB Hana Bank sau khi đầu tư vào BIDV với số tiền nói trên đang sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV.
BIDV hoàn tất thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam
Giới quan sát nhận định, với việc mua lại 15% cổ phần tại BIDV, KEB Hana đang trở thành tập đoàn dẫn đầu làn sóng đầu tư tài chính vào Việt Nam.
Người phát ngôn của KEB Hana cho biết: “KEB Hana có kế hoạch cải thiện danh mục tài sản của BIDV, vốn đang tập trung vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, nhằm đa dạng hóa nguồn mang lại lợi nhuận. Bên cạnh đó, sẽ nâng cao thu nhập, tối đa hóa lợi nhuận đầu tư bằng việc chuyển giao các kỹ thuật quản trị rủi ro của KEB Hana Bank”.
7. Samsung SDS chi 850 tỷ đồng sở hữu 25% vốn điều lệ của CMC.
Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính cho biết, sau cái bắt tay với Samsung SDS, CMC hướng tới mục tiêu cán mốc doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023. Samsung SDS sẽ cùng CMC phát triển các lĩnh vực như giải pháp nhà máy thông minh (Smart Factory), điện toán đám mây (Cloud) và an ninh mạng (Cyber Security), trong tương lai sẽ khai thác các lĩnh vực khác như chuỗi khối (Blockchain) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data), thúc đẩy tăng trưởng để mở rộng phạm vi sang thị trường châu Á – Thái Bình Dương và phát triển kinh doanh toàn cầu.
8. WHA Utility and Power (Thái Lan) mua lại nước sạch Sông Đuống.
WHA Utility and Power đã chi ra hơn 2.073 tỷ đồng để sở hữu 34% vốn điều lệ của nhà máy nước sạch Sông Đuống. WHA Utility and Power là thành viên của Tập đoàn WHA (Thái Lan) chuyên kinh doanh trong lĩnh vực logistics và các dịch vụ tiện ích công nghiệp, năng lượng. Trong đó, đồng sáng lập và cổ đông lớn nhất của công ty là nữ doanh nhân Jareeporn Jarukornsakul.
Bà Jareeporn Jarukornsakul cũng chính là người giàu thứ 35 trong danh sách 50 người giàu nhất Thái Lan năm 2019 theo thống kê từ Forbes. Hiện khối tài sản bà sở hữu lên tới hơn 865 triệu USD thông qua lượng tiền mặt, bất động sản và vốn tại các công ty của mình.
9. VinCommerce, VinEco về với Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Ngày 3/12/2019, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan đã thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Đây được coi là thương vụ bất ngờ của năm 2019.
Theo nội dung thỏa thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Theo đó, Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.
Công ty mới sẽ sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.
10. Vinamilk chi 3.400 tỷ mua 75% vốn tại GTNFoods.
GTN sẽ mang lại một số lợi ích cho VNM trong dài hạn
Thâu tóm GTN sẽ mang lại một số lợi ích cho VNM trong dài hạn như gia tăng thị phần (công ty con mảng sữa của GTN, Sữa Mộc Châu, hiện đang ghi nhận doanh số bán sữa hàng năm khoảng 107 triệu USD so với doanh số bán sữa trong nước khoảng 2 tỷ USD của VNM trong năm 2019.
Đồng thời, VNM gia tăng nguồn cung sữa đầu vào trong nước nhờ đàn bò sữa của GTN cũng như quỹ đất tiềm năng để mở rộng chăn nuôi bò sữa (GTN hiện đang sở hữu khoảng 3.000 con bò sữa và thu mua từ khoảng 20.000 con bò sữa khác từ các hộ nông dân liên kết so với con số lần lượt là khoảng 30.000 và hơn 120.000 của VNM).
Kỳ 2: Câu chuyện M&A của VinaCapital và nhà sáng lập hệ thống y khoa tư nhân lớn nhất Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng
Hoặc