Theo đó, các tài liệu bao gồm: 1) Hồ sơ pháp lí, đăng kí kinh doanh và thay đổi đăng kí kinh doanh, danh sách cổ đông, Ban lãnh đạo công ty từ khi thành lập đến nay. 2) Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao thầu mà các công ty đã kí với Coteccons đến nay.

Hiện mâu thuẫn tại Coteccons đã lên đến đỉnh điểm và các bên không thể hòa giải được với nhau. Chính vì vậy, động thái này từ Bộ công án có thể là một trong giải pháp tháo gỡ nút thắc và đưa đến kết quả mà các cổ đông nhỏ cũng như các bộ nhân viên Coteccons mong đợi: chấm dứt mâu thuẫn để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ công an vừa yêu cầu 2 công ty Newtecons và Ricons cung cấp hồ sơ liên quan đến cuộc chiến tại Conteccons với nhóm Kusto

Hiện xung đột nội bộ tại Coteccons (Mã: CTD) đã đi đến đỉnh điểm sau khi phía ủng hộ Kusto liên tục tố cáo ban lãnh đạo Coteccons. Sau The8th Pte Ltd, một công ty có trụ sở tại Singapore nắm giữ 10,42% cổ phần có quyền biểu quyết, PXP Vietnam - một quĩ đầu tư sắp đóng và đang tìm đối tác để bán toàn bộ danh mục cũng lên tiếng sẽ đứng về phía Kusto trong cuộc chiến nội bộ tại Coteccons.

Không những vậy, hai trong ba thành viên Ban Kiểm soát của Coteccons là ông Luis Fernando Garcia Agraz và ông Đặng Hoài Nam cũng đã ngã về phía Kusto trong cuộc chiến nội bộ này khi làm đơn tố cáo ban điều hành Coteccons lạm quyền, cắt xén, chỉnh sửa những nội dung có liên quan đến báo cáo của ban kiểm soát.

Về phía Coteccons họ phản pháo khi cho rằng, chính nhờ những nỗ lực và minh bạch của Ban điều hành đã mang lại lợi ích to lớn cho tất cả cổ đông công ty. Thành lập từ năm 2004 với vốn điều lệ ban đầu là 15,2 tỉ đồng, chỉ sau 15 năm hình thành và phát triển, Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ khi 10 năm liên tiếp đứng đầu khối doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng (theo VNR 500), tốc độ tăng trưởng doanh thu & lợi nhuận bình quân hàng năm luôn trên 40%, vốn điều lệ Công ty hiện nay đạt mức 792,55 tỉ đồng đồng (gấp 52 lần so với thời điểm ban đầu).

"Coteccons còn là một trong số ít doanh nghiệp không vay nợ và có lượng tiền thặng dư gửi ngân hàng (duy trì khoảng 3.000 - 4.000 tỉ đồng). Liệu đây có phải là thỏi nam châm hút những cổ đông có ý đồ không lành mạnh?

Diễn biến mới mang tính chất leo thang khi trong nội dung họp đại hội cổ đông tới đây không trình tờ trình miễn nhiệm HĐQT.

Phía ngược lại nhóm Kusto chiến 51% có quyền biểu quyết đã không tán thành với những nội dung mà ban điều hành Coteccons đề ra. “Theo biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, có 14 cổ đông sở hữu trên 51% số cổ phần có quyền biểu quyết của Coteccons đã không tán thành việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty nhằm cho phép tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến và biểu quyết, bầu cử từ xa và các hình thức bỏ phiếu khác.”

Theo phân tích của chuyên gia luật, thì Kusto yêu cầu tổ chức đại hội cổ đông bất thường là đúng luật, nhưng hội đồng quản trị cũng có quyền không tổ chức đại hội theo yêu cầu của cổ đông lớn. Tình huống này thì hai bên có thể kiện nhau ra tòa.

“Thực tế cho thấy, quá trình này là trường kỳ và rắc rối. Bên yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường phải chứng minh được bên kia vi phạm điều lệ và các quy định của công ty. Việc giao thầu cho một nhà thầu phụ mà công ty có vốn góp có phải là hành vi bị hạn chế trong Điều lệ hay không cần làm rõ”, Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Đoàn Luật sư TP.HCM phân tích.

Việc công an vào cuộc là một diễn tiến bất ngờ trong cuộc chiến này.

Kỳ 12: Coteccons nhượng bộ, CEO Nguyễn Sỹ Công xin rút, ông Bolat Duisenov, CEO Kusto Việt Nam và ông Herwig Guido H. Van Hove, CEO The8th được đề cử vào HĐQT trước thềm đại hội ngày 30 tháng 06