Như vậy, ông Dương đã thực hiện cam kết tuyên bố tại Đại hội mới đây, bởi theo ông Dương thị giá CTD đang rất thấp so với giá trị sổ sách, và việc mua vào lúc này sẽ tốt cho Công ty. Hiện, cổ phiếu CTD đang tăng mạnh sau đợt giảm sâu trước xung đột lợi ích, chốt phiên 6/7 tại mức 78.200 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, Chủ tịch Coteccons sẽ chi ra hơn 78 tỷ đồng để mua vào số lượng đăng ký trên.
“Giá trị cổ phiếu trên sàn bây giờ thấp hơn giá trị sổ sách rất nhiều, xuất phát từ những xung đột của ban điều hành. Việc này buộc chúng tôi phải ngồi lại với nhau. Cá nhân tôi phải làm mọi cách để việc này được cải thiện. Có khả năng, sau khi họp HĐQT, tôi sẽ mua thêm cổ phiếu để mọi người biết rằng đây là việc làm tốt cho công ty.”, ông Dương tuyên bố tại ĐHCĐ 2020.
Chủ tịch Nguyễn Bá Dương gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Coteccons cam kết gắn bó lâu dài
Đây là động thái mới nhất trong diễn biến có liên quan đến cuộc xung đột tại Coteccons. Theo các nhà phân tích, sắp tới vẫn còn nhiều thay đổi lớn liên quan đến Coteccons nhất là chiếc ghế tổng giám đốc.
Trong một diễn biến có liên quan hôm 4 tháng 07, Ricons chính thức rời khỏi tòa nhà chung tại Điện Biên Phủ và thay đổi trụ sở doanh nghiệp. Địa điểm văn phòng mới tọa lạc tại tòa nhà Saigon Pavillon, số 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, Quận 3, Tp. HCM. Đây sẽ là văn phòng làm việc chính thức và duy nhất của Ricons tại khu vực miền Nam.
Ricons khẳng định mình độc lập bằng cách rời khỏi tòa nhà Coteccons và khai trương trụ sở mới
Ricons tuyên bố mình là công ty hoàn toàn độc lập và là thương hiệu trực thuộc Ricons Group. Việc thay đổi trụ sở chính, đồng thời chọn lựa Saigon Pavillon – tòa nhà thuộc sở hữu của Ricons làm nơi đặt văn phòng đã thể hiện định hướng chiến lược của Công ty trong việc đẩy mạnh phát triển Ricons và Ricons Group thời gian tới.
Trong báo cáo thường niên vừa công bố ngày 2/6, Ricons đã thay đổi nhận diện thương hiệu bằng cách thay “Coteccons Grop” bằng “Since 2004”. Đồng thời, ban lãnh đạo công ty cũng đã đưa ra định hướng phát triển mới, hướng đến tập đoàn đa ngành với mục tiêu trở thành nhà thầu xây dựng lớn thứ 3 Việt Nam.
Trước đó, ông Nguyễn Bá Dương, một trong những người sáng Lập Ricons đã xin từ nhiệm HĐQT Ricons. Đơn xin từ nhiệm này được đưa ra ngày 22/6, trước thềm đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons với nhiều mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông liên quan.
Được biết, Ricons là nguyên nhân chính trong các bất đồng của Coteccons với nhóm Kusto.
“Các lãnh đạo cấp cao của Coteccons quyết định chọn công ty nào đấu thầu cho dự án nào khi họ đồng thời quản lý cả hai công ty cạnh tranh trực tiếp với nhau? Họ phân bổ lợi nhuận cho từng bên như thế nào trong các hợp đồng giữa hai bên?”, Kusto phản ứng mạnh mẽ trước ĐHCĐ năm 2020.
Ông Lê Miên Thụy, Tổng giám đốc Ricons trình bày ý nghĩa của hệ thống nhận diện mới
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons (tên cũ là Phú Hưng Gia) được thành lập từ năm 2004 là một trong những nhà thầu phụ của Coteccons.
Trong cáo cáo tình hình kinh doanh nửa đầu năm, ban lãnh đạo Coteccons dự kiến lợi nhuận là 300 tỷ đồng, thực hiện 50% chỉ tiêu 2020. Theo ông Dương, thời gian qua Công ty vấp phải những xung đột lợi ích và đến nay đã tìm được tiếng nói chung. 2 đại diện từ Kusto và The8th chính thức bước vào HĐQT Coteccons, với cam kết không phải muốn đi sâu vào quản trị như đồn đoán, mà là hỗ trợ về những thông lệ quốc tế nhằm phát triển Công ty.
Năm 2020, Coteccons đặt kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ, LNST cổ đông công ty mẹ 600 tỷ đồng, lần lượt giảm 33% và 16% so với thực hiện năm trước. Với chỉ tiêu trên, HĐQT trình tỷ lệ cổ tức ở mức 30% bằng tiền.
Kỳ 18: Coteccons trúng thầu 5 dự án với tổng giá trị lên đến 3.200 tỷ đồng, “diễn vai” đồng thuận trước truyền thông và các nhà đầu tư, Coteccons hậu thời Nguyễn Bá Dương đang đi đúng hướng?
Hoặc