Theo thông tin chúng tôi có được, Saigon Co.op là pháp nhân mẹ, nắm nắm 51% cổ phần tại CTCP Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế (ISC), chủ sở hữu lô đất vàng tại địa chỉ số 1 Công Trường Quốc Tế (Quận 3).
ISC có trụ sở ngay trên khu đất, địa chỉ số 1, Công trường Quốc tế, phường 6, quận 3, TP.HCM. Đây là doanh nghiệp được thành lập năm 2009 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Vị trí khu đất vàng tại số 1 Công Trường Quốc Tế, Saigon Co.op nắm giữ hơn 50% cổ phần và Diệp Dũng là người đại diện pháp luật
Và điểm đặc biệt quan trọng là người đại diện pháp luật của ISC là ông Diệp Dũng, hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op. Được biết, cơ cấu vốn của ISC bao gồm Saigon Co.op nắm giữ hơn 50%, Sawaco sở hữu 30%, số còn lại thuộc về một số pháp nhân khác. Thực chất, khu “đất vàng” số 1 Công trường Quốc tế có nguồn gốc là đất công.
Năm 2013, UBND TP.HCM giao gần 8.300 m2 đất kế bên trụ sở Sawaco hiện nay và thuỷ đài 130 tuổi nằm trong khuôn viên Sawaco cho ISC thực hiện dự án trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn. Tuy nhiên tới tháng 4 năm 2014, TP. HCM quyết định giữ lại thuỷ đài, đồng thời xếp hạng Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp thành phố.
Tháng 11 năm 2017, dự án này bắt đầu nhận được sự quan tâm của dư luận khi Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) công bố đấu giá toàn bộ 30% cổ phần ISC nhằm thoái vốn khỏi dự án này. Lúc này, thực trạng của khu đất rộng gần 8.300 m2 nằm cạnh Hồ Con Rùa mới phần nào được hé lộ.
Cơ cấu cổ đông của ISC trước khi có phi vụ Saigon Co.op chuyển tỷ lệ sở hữu cho bất động sản Thiên Thanh
Hai tuần sau khi công bố chào bán, vào cuối tháng 11 năm 2017, Sawaco tiếp tục gây bất ngờ cho giới đầu tư khi thông báo ngừng đấu giá cổ phần ISC, với lý do chờ chỉ đạo từ UBND TP.HCM.
Sau đợt đấu giá "hụt" của Sawaco, bất động sản Thiên Thanh đã âm thầm nhận chuyển nhượng phần vốn từ Saigon Co.op, nâng tỷ lệ sở hữu trong dự án lên đến 69,99% cổ phần.
Với tỷ lệ này, bất động sản Thiên Thanh là ông chủ mới của khu đất vàng tại số 1 Công Trường Quốc Tế.
Việc sang tay giữa hai cổ đông nội bộ dường như đã được các bên "dàn xếp" từ trước đó khá lâu bởi tháng 7 năm 2017, đại diện của Saigon Co.op là ông Diệp Dũng đã nhường lại "ghế" Chủ tịch HĐQT ISC cho ông Nguyễn Văn Hiền (đại diện BĐS Thiên Thanh). Lưu ý rằng Thiên Thanh khi đó vẫn là cổ đông thiểu số, chỉ nắm 19% vốn của ISC.
Với vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM, giá trị của miếng đất vàng tại số 1 Công Trường Quốc Tế là rất lớn
Đến đây, từ một khu đất công được sơ hữu bởi các pháp nhân thuộc nhà nước, khu đất vàng tại Hồ Con Rùa được sang tay cho một công ty tư nhân. Vai trò đại diễn của “chuyên gia tài chính” Diệp Dũng được bộc lộ rõ.
Được biết, bất động sản Thiên Thanh được thành lập tháng 9 năm 2015 với hai cổ đông có liên hệ tới một tập đoàn BĐS lớn là các ông Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Quốc Hiển. Từ vốn điều lệ 20 tỷ đồng, tới đầu tháng 7 năm 2017 vốn điều lệ được tăng lên đến 527,3 tỷ đồng với cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Thắng Lợi nắm 96,2% cổ phần.
Diệp Dũng không chỉ liên quan đến các sai phạm tại Saigon Co.op mà còn là đạo diễn trong thương vụ chuyển đất công thành đất tư nhân với lô đất số 1 Công Trường Quốc Tế, Hồ Con Rùa
Tháng 4 năm 2018, phần vốn của Thắng Lợi trong Thiên Thanh được chuyển giao cho CTCP Đầu tư New Charm. Lúc này, về cơ bản dự án đã đổi chủ khi Thiên Thanh tiếp tục được "sang tay" cho một tập đoàn địa ốc tên tuổi khác. Một số thương vụ tương tự giữa hai nhóm này có thể kể tới như dự án tại 2-4-6 Hai Bà Trưng (Quận 1), dự án tại 152 Trần Phú (Quận 5) và dự án tại số 78 Tôn Thất Thuyết (Quận 4).
Hoặc