Theo đó, danh sách các ứng viên HĐQT bao gồm ông Châu Anh Tuấn (đang là Chủ tịch HĐQT) và 4 thành viên mới ông Trịnh Thanh Huy, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, ông Trần Thanh Hải và ông Nguyễn Quang Minh (đang là Tổng giám đốc).

Ông Trịnh Thanh Huy khá nổi tiếng trên sàn chứng khoán với những thương vụ thâu tóm doanh nghiệp. Với riêng Descon, nhóm nhà đầu tư Trịnh Thanh Huy và công ty Bình Thiên An đã nhận chuyển giao quyền lực cuối năm 2010 khi nhà sáng lập Nguyễn Xuân Bảng rời đi sau 20 năm gắn bó.

Ông Trịnh Thanh Huy muốn trở lại Descon sau một thời gian dài vắng bóng trên thương trường

Ngay sau đó, Descon đột ngột bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin và thông tin về doanh nghiệp cũng ít dần. Cuối năm 2018, Tòa án nhân dân TP HCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Descon. Đến tháng 5 năm 2019 toàn án này đã hủy quyết định mở thủ tục phá sản trên.

Dù vậy công ty cho biết hoạt động kinh doanh gần như bị đình trệ kể từ giữa năm 2018 đến nay. Báo cáo kinh doanh cho thấy công ty lỗ lớn gần 388 tỷ đồng và lỗ tiếp gần 52 tỷ đồng năm 2019. Đến năm 2019, công ty chỉ còn 20 nhân sự so với 170 người năm 2017 và 102 người năm 2018. Sang năm 2020, Descon đề ra kế hoạch tổng doanh thu giảm 72% còn 15 tỷ đồng và lỗ tiếp 60 tỷ đồng, không chia cổ tức.

Về Trịnh Thanh Huy, những người thạo tin trên thường trường cho rằng ông là một nhân vật đầy bí ẩn.

Cụ thể, tại thương vụ thâu tóm với Beton 6, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành xây dựng.

Beton 6 là một thương hiệu lâu đời và Trịnh Thanh Huy đã tiến hành thâu tóm nó trong chiến lược tập trung vào ngành xây dựng và bất động sản. Từ năm 2009, ông Huy đã tham gia vào HĐQT và tính đến cuối năm 2019, ông Huy và gia đình sở hữu 6,7% cổ phần của Beton 6.

Thành lập vào năm 1958, tiền thân là công trường đúc đà tiền áp Châu Thới thuộc Công ty RMK của Mỹ, Beton 6 từng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường.

Công ty cổ phần hóa sớm, niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) từ đầu năm 2002 và một thời gian dài được nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm.

Giai đoạn đỉnh cao năm 2009- 2010, công ty đạt lợi nhuận 80-100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, Beton 6 tiến hành hủy niêm yết gần 33 triệu cổ phiếu khỏi HOSE do những khó khăn nội tại.

Đầu năm 2019, Beton6 đã thay đổi một số vị trí trong HĐQT, bao gồm việc miễn nhiệm ông Nguyễn Ngọc Dũng khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT (được bổ nhiệm vào đầu năm 2018) từ ngày 31 tháng 1 năm 2019, và bầu thay thế ông Phạm Văn Hiên.

Hiện tại, HĐQT Beton6 gồm 6 thành viên, bao gồm 4 người khác là ông Trịnh Thanh Huy, ông Sergei Savrukhin và ông Nguyễn Trọng Nghĩa. Ông Trịnh Thanh Huy cũng là lãnh đạo cao cấp duy nhất của Công ty vẫn còn tại vị cho đến nay.

Tuy nhiên, với kết quả làm ăn thất bát, tháng 5 năm 2020, ông Vương Đức Thiên, Trưởng phòng Pháp lí CTCP Beton 6 cho biết doanh nghiệp này đã làm thủ tục phá sản gửi đến cơ quan chức năng và đang chờ giải quyết.

Ông Huy còn liên quan đến những thương vụ đình đám khác đó là Bình Thiên An chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương nơi ông Huy là chủ tịch kiêm tổng giám đốc. Bình Thiên An là một pháp nhân được nhà đầu tư lớn là Kusto rót tiền vào.

Hiện tại, Kusto cũng là cái tên gây nhiều sóng gió trong thương trường khi chiếm quyền điều hành tại Coteccons, doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bá Dương.

Ông Huy còn liên quan đến một dự án “bí ẩn” khác là New Hoi An City là dự án được đầu tư bởi HBCI (thành viên của Tập đoàn HB Group) có tổng mức đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD với diện tích hơn 400ha. Tuy nhiên, đầu năm 2019 dự án này đã được đổi tên thành The Pearl Hoi An.

Như vậy, sau lần trở lại HĐQT của Descon, ông Huy có toan tính gì? Ông sẽ vực dậy một doanh nghiệp vốn hùng mạnh trước đây hay có toán tính gì khác? Liệu việc trở lại Descon của ông có liên quan đến việc mất dần vai trò của ông Nguyễn Bá Dương tại Coteccons hay không? CafeBusiness sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.