Tại đại hội cổ đông lần này, ông Vũ thay mặt hội đồng quản trị cam kết sẽ đưa thương hiệu Nam Á Bank lên vị thế ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thời điểm kết thúc quý III/2023 vừa qua, tức gần một năm sau khi Nam Á Bank có tân Chủ tịch, kết quả kinh doanh của ngân hàng này không mấy khả quan.
Cụ thể, dữ liệu tài chính quý III/2023 thể hiện,Nam Á Bank có thu nhập lãi thuần đạt 1.310 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động dịch vụ lãi 101 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. Ngược lại, kinh doanh ngoại hối lỗ 42 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, Nam Á Bank báo lãi trước thuế 522 tỷ đồng, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, từ quý I đến quý III của năm 2023, lợi nhuận của nhà băng này đang có xu hướng tụt giảm, từ mức 763 tỷ đồng ở quý quý I xuống chỉ còn hơn 500 tỷ đồng trong quý III.
Về hoạt động cho vay, kết thúc quý III, cho vay khách hàng của Nam A Bank tăng 10,6% lên 130.878 tỷ đồng. Chất lượng cho vay thể hiện, tổng nợ xấu của nhà băng đạt mức 3.751 tỷ đồng, tăng 92,8% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng cũng theo đó tăng từ 1,63% hồi đầu năm lên 2,83% khi hết quý III/2023.
Trong đó, nợ dưới chuẩn đạt 1.369 tỷ đồng, cao gấp 10,4 lần so với thời điểm kết thúc năm 2022. Nợ nghi ngờ, nhà băng này ghi nhận con số 842 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với đầu năm.
Với nợ có khả năng mất vốn, Nam A Bank ghi nhận ở thời điểm kết thúc quý III/2023 là 1.539 tỷ đồng, giảm hơn 36 tỷ đồng so với 9 tháng trước đó. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 của nhà băng này đang chiếm đến hơn 41% tổng số nợ xấu tại thời điểm 30/9/2023.
Nhìn lại lịch sử kinh doanh, có thể thấy vấn đề nợ xấu nhóm 5 của NAB bắt đầu từ năm 2021, khi giá trị vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng (con số này vào cuối năm 2020 chỉ là 467 tỷ đồng).
Lý giải về việc nợ xấu của Nam Á Bank tăng cao, một chuyên gia tài chính (không muốn nêu tên) cho hay rất nhiều khả năng quy trình phê duyệt các khoản vay của ngân hàng này có vấn đề, đặc biệt nằm ở khâu thẩm định tài sản thế chấp.
Trong một diễn biến có liên quan, vào năm 2022, Nam Á Bank đã đồng ý xem xét cấp tín dụng cho CTCP Hoàng Gia ĐL lần lượt hạn mức 1.655 tỷ đồng và 1.670 tỷ đồng.
Cụ thể, tài sản thế chấp của hai khoản vay này là “Quyền tài sản phát sinh từ Toàn bộ các quyền, lợi tức phát sinh từ việc Khai thác 624.038,2 m2 đất thuộc thửa đất số 1, tờ bản đồ số C70-I-C tại địa chỉ Khu vực Đồi Cù, phường 1, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.
Trên thực tế, pháp nhân Hoàng Gia ĐL liên tục dính những lùm xùm liên quan đến thua lỗ, nợ thuế và xây dựng sai phép.
Theo đó, ngày 17/7 vừa qua, cơ quan chức năng TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) lần thứ 2 tổ chức cưỡng chế các hạng mục công trình vi phạm trật tự xây dựng tại sân golf Đồi Cù Đà Lạt.
Trước đó, UBND TP Đà Lạt lại cho biết, Hoàng Gia ĐL nợ tiền ngân sách liên tiếp 3 năm từ 2017 đến 2019 với số tiền gần 32 tỷ đồng. Trong đó nợ ngân sách gần 30,8 tỷ đồng và hơn 1,2 tỷ đồng tiền chậm nộp. Đến thời điểm tháng 6/2021, công ty này vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Ngoài ra, theo thông tin từ Cục thuế Lâm Đồng, tính tới hết tháng 8/2021, ghi nhận Hoàng Gia ĐL đứng đầu trong số 44 doanh nghiệp nợ thuế với số tiền lên tới 60,8 tỷ đồng.
Bên cạnh việc dính bê bối về thuế, ngân sách, Hoàng Gia ĐL có kết quả kinh doanh bết bát. Cụ thể, giai đoạn 2018-2020, các khoản lỗ của Hoàng Gia ĐL liên tục tăng mạnh qua từng năm từ 90,9 tỷ năm 2018 lên 134,8 tỷ năm 2019 và 176,1 tỷ năm 2020. Kéo theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này cũng bị bào mòn, thậm chí âm đến 360 tỷ đồng vào cuối năm 2020.
Với một doanh nghiệp liên tiếp dính lùm xùm và làm ăn thua lỗ nặng nề như vậy nhưng Nam Á Bank vẫn liên tục phê duyệt và cấp các khoản vay lớn phần nào lý giải nguyên nhân nợ xấu của ngân hàng này liên tục tăng cao.
Hoặc